Chết bệnh hay chết đói
Cuộc đời của cô Mona Liza Vito đã cô vùng khó khăn kể từ trước đại dịch Covid-19 với 9 đứa con và 1 đứa cháu phải nuôi. Trước đây ô Vito đi làm nghề bóc tỏi thuê với giá 2 USD/ngày, còn chồng cô làm công nhân xây dựng. Giờ đây khi đại dịch Covid-19 khiến mọi công việc bị tạm ngừng và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, những người nghèo như cô Vito trở thành đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất.
"Chúng tôi chẳng có gì cho lũ trẻ ăn nữa cả. Đôi khi cả gia đình tôi phải nhịn đói qua đêm chờ ngày mới", cô Vito ngậm ngùi.
Gia đình cô Vito nằm ở Baseco, một trong những khu vực nghèo nhất thủ đô Manila. Kể từ khi đại dịch diễn ra, người dân nơi đây đã bị cấm đánh bắt cá, vốn là nguồn thực phẩm chủ chốt của khu ổ chuột này.
"Nếu họ không được bắt cá thì sẽ chẳng có gì mà ăn. Một số người hiện đang phải sống lay lắt với cơm cháy, muối và nước lã. Bạn sẽ thực sự bị sốc nếu chứng kiến tình cảnh nghèo đói ở đây", Chuyên gia Nadja de Vera của dự án cộng đồng địa phương Tulong Anakpawis cho biết.
Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết Philippines là một trong những nước có nhiều người nghèo nhất Châu Á kể từ trước khi đại dịch diễn ra. Tính đến cuối năm 2020, khoảng ¼ dân số Phillipines sống trong cảnh nghèo đói với thu nhập chưa đến 3 USD/ngày.
Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy hơn 3 triệu trẻ em quốc gia này bị chậm phát triển do suy dinh dưỡng và có tới 618.000 bé bị còi xương. Đây là những con số thuộc hàng cao nhất thế giới khi nói đến trẻ suy dinh dưỡng do đói nghèo và chúng được ghi nhận trước cả khi Philippines thực hiện cách ly chống dịch vào tháng 3/2021.
Nhằm tránh tình trạng cách ly dài ảnh hưởng kinh tế, chính phủ Philippines muốn thúc đẩy chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Thế nhưng với những người nghèo con đang phải vật lộn với con đói hàng ngày, họ còn chẳng có tiền mua hay thậm chí là quan tâm đến vaccine.
1 bữa mỗi ngày
Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Philippines bắt đầu khi quốc gia này thực hiện cách ly tại thủ đô Manila cùng một số vùng lân cận trong vài tháng qua. Kể từ đó, cuộc sống của những người nghèo tại đây bắt đầu tồi tệ dần. Ngay cả khi đã cách ly, số ca nhiễm mới của Philippines vẫn vào khoảng 5.000 người/ngày, qua đó khiến các nhà hoạch định chính sách vô cùng đau đầu.
"Rất nhiều người dân nơi đây chỉ có thể ăn 1 bữa mỗi ngày", cô Vera cho biết.
Với tình hình người dân đang đối mặt nguy cơ chết đói, việc chính phủ thuyết phục mọi người tiêm chủng là rất khó khăn. Tuần trước Philippines tuyên bố đã nhận được 8,2 triệu liều vaccine nhưng mới chỉ có 4 triệu người trên tổng số 108 triệu dân số tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Nhiều người dân nước này còn bày tỏ quan điểm sẽ chẳng đi tiêm.
Quốc gia 108 triệu dân này hiện có chưa đến 1% dân số đã tiêm chủng chống dịch Covid-19.
Khảo sát của Social Weather Stations (SWS) cho thấy 68% số người Philippines không muốn tiêm chủng vì lo sợ những tác dụng phụ trong bối cảnh đói kém.
Dù đã triển khai chương trình tiêm chủng từ tháng 3/2021 nhưng tiến độ của Philippines hiện vô cùng chậm. Tại những vùng nghèo đói của đất nước, người dân từ chối hợp tác bởi họ lo sợ sẽ không có đủ tiền bạc, nhu yếu phẩm để chăm lo cho bản thân khi có tác dụng phụ của vaccine.
Hiện nền kinh tế Philippines đang tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1947. GDP của quốc gia này đã giảm 9,5% trong năm 2020 và 4,2% trong quý I/2021.
Tình hình hiện tồi tệ đến mức nhu yếu phẩm như lương thực bắt đầu trở nên khan hiếm. Khảo sát của SWS cho thấy 30,7% gia đình tại Philippines đang sống trong cảnh đói ăn, thậm chí 8,7% số gia đình còn thiếu nước uống hay những nhu yếu phẩm khác. Đây là con số cao nhất trong hơn 20 năm qua tại quốc gia này.
Trở lại Baseco với gia đình Vito, hàng ngày các thành viên gia đình cô chỉ có thể chia nhau một chai nước uống. Những người con phải học online nghĩa là chúng phải trả 19 USD/tháng cho Internet, một số tiền quá lớn cho gia đình nghèo như Vito.
Huyền Băng
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.12471021152501202-iod-iv-ohk-pag-91-divoc-eniccav-meit-hcid-neihc-senippilihp/nv.zibefac