- Vợ Phan Văn Anh Vũ khiếu nại đòi quyền lợi về tài sản
- Phan Văn Anh Vũ đã thâu tóm nhà, đất công sản ở Đà Nẵng như thế nào?
- Thu hồi dự án và đất đai liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ được thực hiện như thế nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, Công ty cổ phần xây dựng 79 và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (trú tại 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Đà Nẵng- vợ ông Phan Văn Anh Vũ) vừa gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng về việc Cục Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Đà Nẵng vi phạm nghiêm trọng trình tự luật định, không phân định quyền sở hữu trước khi xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Tòa nhà 32 Lê Hồng Phong (phường Phước Ninh, quận Hải Châu). |
Theo đơn khiếu nại: Tại Bản án số 158/2020/HS-PT ngày 12-05-2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xác định ông Phan Văn Anh Vũ có trách nhiệm phải bồi thường hơn 3.100 tỷ đồng và duy trì Lệnh kê biên đối với 28 tài sản tại thành phố Đà Nẵng để bảo đảm thi hành án cho ông Vũ.
Trong số 28 tài sản này, không phải một mình ông Vũ đứng tên mà là tài sản đồng sở hữu với bà Hiền và 03 công ty khác. Đó là 23 tài sản ông Vũ cùng bà Hiền đứng tên chung, 03 tài sản đứng tên công ty Cổ phần xây 79, 01 tài sản đứng tên Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, và 01 tài sản đứng tên công ty TNHH I.V.C.
Để thực thi theo Bản án 158, Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng và chấp hành viên Lâm Hồng Anh đã ban hành nhiều quyết định và các văn bản: Quyết định thi hành án chủ động số 12/2021/QĐ-CTHADS ngày 07-10-2020; Thông báo số 1799/TB-CTHADS ngày 04-11-2020 về việc lựa chọn xử lý tài sản kê biên; Thông báo số 524/TB-CTHADS ngày 09-04-2021 “Về việc xử lý tài sản kê biên”, Thông báo số 811/TB-CTHADS ngày 07-05-2021 yêu cầu vợ chồng ông Vũ và các công ty khác phải giao các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để thi hành án cho ông Phan Văn Anh Vũ.
Các đương sự cho rằng, khi ban hành tất cả các quyết định và thông báo này, chấp hành viên không thực hiện đúng các trình tự thủ tục của Luật Thi hành án dân sự và các Luật chuyên ngành trong quá trình tổ chức thi hành án.
Các đồng sở hữu khiếu nại: Mặc dù Bản án số 158/2020/HS-PT đã kê biên 28 tài sản, nhưng trước khi xử lý tài sản kê biên cơ quan thi hành án bắt buộc phải phân định và phải yêu cầu Tòa án quyết định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung. Luật thi hành án dân sự quy định rất rõ ràng, tuy nhiên khi chấp hành viên xử lý 28 tài sản kê biên đã bỏ qua trình tự này.
Khu đất số 84 -86 phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu). |
Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng và Chấp hành viên không gửi bất kỳ thông báo nào liên quan đến việc thực hiện xác định phần sở hữu của bà Hiền và chồng là ông Phan Văn Anh Vũ đối với từng tài sản đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên theo đúng trình tự thủ tục luật định. Bên cạnh đó, 3 công ty trên cũng không nhận được bất kỳ một thông báo nào về việc phân định tài sản của ông Vũ và các cổ đông trong công ty.
Trao đổi với PV, bà Hiền cho biết: “23 tài sản mà cơ quan thi hành án tiến hành kê biên là tài sản hợp pháp của gia đình chúng tôi, được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của tôi và anh Vũ. Thậm chí, trong số các tài sản này còn có tài sản riêng của tôi. Nếu cơ quan thi hành án tiến hành kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án của anh Vũ thì cũng phải xác định rõ tài sản của anh Vũ là bao nhiêu, tài sản của tôi là bao nhiêu chứ không thể nào không tiến hành phân định phần sở hữu của tôi và anh Vũ”.
Cùng quan điểm của bà Hiền, đại diện công ty Cổ phần xây dựng 79 cho biết, tài sản mà cơ quan thi hành án xử lý sau kê biên là tài sản mua hợp pháp của công ty. Ông Vũ chỉ là người có cổ phần trong công ty, ngoài ông Vũ ra trong công ty còn rất nhiều cổ đông khác. Nếu kê biên tài sản của công ty để đảm bảo việc thi hành án cho ông Vũ thì Cục thi hành án cũng phải xác định rõ tỷ lệ tài sản của ông Vũ là bao nhiêu, chứ không thể đánh đồng lấy toàn bộ tài sản của các cổ đông để thực hiện cho việc thi hành án của ông Vũ được.Theo Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Công ty Luật BASICO cho biết: “Theo tôi, có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục xử lý tài sản khi thi hành án trong trường hợp này. Đã là tài sản chung, thì theo Điều 74, Luật Thi hành án dân sự và Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn trước khi xử lý tài sản chấp hành viên buộc phải thông báo để những người đồng sở hữu tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung. Sau khi đã thực hiện xong trình tự luật định này, thì chấp hành viên mới được xử lý tài sản thi hành án.
Trong vụ án Phan Văn Anh Vũ, cơ quan thi hành án không thể lấy lý do bản án đã kê biên tài sản thì thi hành án có thể làm tắt bỏ qua bước phân định tài sản chung. Bởi cả Luật và Nghị định đều yêu cầu việc phân định rõ phần quyền sở hữu đối với tài sản chung phải rõ ràng trước khi xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản thuộc trách nhiệm của thi hành án và nếu thi hành án lược bỏ thủ tục phân định tài sản chung trước khi xử lý, quyền lợi hợp pháp của những người đồng sở hữu tài sản bị xâm phạm”.
Xử lý tài sản chung để thi hành án là vấn đề rất phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể có liên quan, chính vì vậy mà pháp luật đặt ra các quy định rất chặt chẽ và cụ thể để hướng dẫn, yêu cầu cơ quan thi hành án và các chấp hành viên phải thực hiện theo. Nếu đi tắt, lược bỏ đi các trình tự thủ tục quan trọng này, có thể dẫn đến các hệ quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến các cá nhân, tổ chức khác, thậm chí có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục được.
Được biết hiện nay các đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thu Hiền và các công ty có liên quan đã được gửi đến Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng và đang trong quá trình giải quyết.
Xem thêm: /936246-mohn-uV-uv-na-hnah-ihT-ian-ueihk-taol-gnod-us-gnoud-caC/taul-pahp-nit-gnohT/nv.moc.dnac