Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 56 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 27-5
Hôm 27-5, tại phiên họp thứ 56 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020.
Theo báo cáo, trong năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai, thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng; tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.
Qua thanh tra, kiểm tra, nhiều vụ việc vi phạm đã được phát hiện, xử lý và thu hồi số lượng lớn tiền, tài sản cho Nhà nước. Nhiều vụ việc, vụ án lớn, nghiêm trọng tiếp tục được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh.
Đơn cử vụ án:
- Vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty Nhật Cường;
- Vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Ban quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan;
- Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn;
- Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), quận 1, TP.HCM…
Về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm qua, Chính phủ báo cáo công tác kiện toàn, sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước đạt được kết quả tích cực. Theo đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã hoàn thành với việc giảm 6 đơn vị cấp huyện và 546 đơn vị cấp xã. Tinh giản biên chế 23.896 người.
Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt; tăng cường họp, làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, giúp tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng/năm.
Tuy nhiên, tại báo cáo, Chính phủ cũng thừa nhận tổ chức bộ máy một số cơ quan vẫn còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian. Kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mới chỉ tập trung vào việc giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cải cách hành chính một số lĩnh vực còn bất cập; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở một số lĩnh vực trọng tâm như đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội.
Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng một bộ phận công chức, viên chức có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà trong xử lý công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
TTO - Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn quy định với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại.
Xem thêm: mth.11720146172501202-0202-man-gnort-iougn-009-32-nag-ehc-neib-naig-hnit/nv.ertiout