vĐồng tin tức tài chính 365

Có tình trạng sợ mua sắm công, ngay cả vật tư phòng chống dịch

2021-05-27 18:52

Chiều 27-5, tiếp tục phiên họp thứ 56, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) năm 2020.

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của UB Tài chính – Ngân sách và ý kiến các vị Ủy viên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu:

"Chủ trương thực hành tiết kiệm là chủ trương rất lớn của Đảng, được thể chế trong pháp luật; bên cạnh tăng cường đầu tranh PCTN. Do đó, chúng ta có cả luật PCTN và luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không chỉ quy định ở khu vực công mà cả khu vực tư”.

Theo Chủ tịch QH, đôi khi thiệt hại do lãng phí cũng chẳng kém gì tham nhũng, thậm chí nhiều khi còn trầm trọng hơn.

Về hình thức báo cáo, Chủ tịch QH đồng tình với nhận xét của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, rằng nhiều báo cáo và chương trình của các bộ, ngành còn hình thức.

“Tôi có cảm giác vẫn còn mang tính hình thức nhiều, dù mỗi năm chúng ta có cố gắng hơn. Bây giờ hỏi chúng ta bằng chứng nổi bất nhất, tiến bộ là cái gì, chúng ta cũng không kể được. Cái gì còn tồn tại hạn chế, thậm chí yếu kém thì chỉ chung chung thế này, chưa chỉ ra được, đặc biệt là là chưa có địa chỉ, hoặc có nhưng thiếu tính phản biện, còn nể nang, né tránh, sợ đụng chạm. Không biết có phải thế không?”, Chủ tịch QH đặt vấn đề.

Có tình trạng sợ mua sắm công, ngay cả vật tư phòng chống dịch - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề là liệu có tình trạng nể nang, né tránh, sợ đụng chạm... khi xem xét báo cáo của Chính phủ không. Ảnh: CTV

Nhắc tới tinh thần mà Thủ tướng Phạm Minh Chính hay nêu lên gần đây là “tốt phải khen, vi phạm, yếu kém thì phải phê bình, kỷ luật”, Chủ tịch QH cho rằng: “Phải rõ ràng, minh bạch như vậy” và đề nghị các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Chủ tịch QH hồi tháng 1-2020 còn là Phó Thủ tướng và đã ký “Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Chính phủ năm 2020”, nên ông phân tích khá kỹ. Có ba lĩnh vực là tài chính – tín dụng, tài nguyên đất đai – khoáng sản – bảo vệ môi trường, lĩnh vực tư.

“Xử lý yếu kém trong các DN trong ngành công thương bây giờ đến đâu, bao giờ xong? Xử lý các ngân hàng yếu kém, thua lỗ, nhất là các ngân hàng 0 đồng thì thế nào? Tình hình lỗ có tăng lên không? Tôi thấy trong báo cáo không có chữ nào, cả báo cáo CP và thẩm tra đều không đề cập đến vấn đề này”, Chủ tịch QH nhận xét.

Lưu ý về đầu tư công, Chủ tịch QH đề cập đến những ách tắc, nút thắt, điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư, hoạt động xây dựng, kinh doanh, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… Những vấn đề này đã có chủ trương tháo gỡ, rà soát, thậm chí còn nằm trong cả các Nghị quyết 19 (nay là 02) của Chính phủ. Thế nhưng khi Nghị định ban hành thì chỉ có đấu thầu thôi, “ách tắc vô cùng, tất cả các tỉnh, thành, bộ ngành đều ách tắc hết”.

Đặc biệt, Chủ tịch QH nói về mua sắm công trong phòng chống COVID-19 năm 2020 là rất lúng túng.

“Trong việc mua sắm công, đã sai phạm phải khởi tố như CDC Hà Nội và một số nơi khác. Đương nhiên vi phạm phải xử lý rồi, nhưng nhà nước có trách nhiệm gì ở đây không? Anh không có hướng dẫn, không nói trường hợp nào cấp bách được chỉ định thầu. Quan trọng là phải công khai, minh bạch. Có tình trạng, năm nay cũng vậy, tất cả các nơi đều sợ việc mua sắm cả, ngay cả vật tư thiết bị phòng chống dịch cũng rất sợ”, Chủ tịch QH nói.

Ông cũng cho rằng: “Người ta chỉ thích tiền MTTQ hỗ trợ, đó không phải là tiền ngân sách, hoặc tài trợ bằng hiện vật người ta sử dụng được…”. Chủ tịch QH lưu ý đừng để “vừa mất tiền, vừa mất người”. “Mất người là mất toàn đội ngũ tinh hoa cả, GS,TS, thầy thuốc nhân dân…”, Chủ tịch QH nói.

Ngay như vấn đề thời sự là mua vaccine, Chủ tịch QH cho biết muốn mua được phải đặt cọc 30-50%, rủi ro người mua chịu chứ không phải người bán. Vậy nên Chính phủ phải có Nghị quyết về việc này.

“Bây giờ dịch giã thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng”, Chủ tịch QH nêu thực trạng và đề nghị bên cạnh sai phạm cá nhân thì phải xem xét cả trách nhiệm quản lý nhà nước nhưng trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn.

Cuối cùng, Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ rà soát, “gia công” lại báo cáo để đi vào thực chất, chứ “cứ nói chung chung thế này thì hoà cả làng hết…”. Chủ tịch QH cũng kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải nâng cao chất lượng thẩm tra, bố trí thảo luận cả ở tổ và hội trường.

“Cần thì phát thanh, truyền hình trực tiếp. Vấn đề này cả xã hội người ta quan tâm”, Chủ tịch QH nói và lưu ý lần nữa việc “tốt thì phải biểu dương, khen thưởng, nhân rộng còn không tốt thì phải nêu ra cụ thể”.

Xem thêm: lmth.892889-hcid-gnohc-gnohp-ut-tav-ac-yagn-gnoc-mas-aum-os-gnart-hnit-oc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có tình trạng sợ mua sắm công, ngay cả vật tư phòng chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools