Năm 2020, ngành giáo dục cùng hàng triệu phụ huynh, học sinh đã vượt qua phép thử này, đây là tiền đề có thể hy vọng một cuộc "vượt cạn" thành công trong năm 2021. Còn lần này?
Ông Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định: "Chúng ta đã có kinh nghiệm tổ chức kỳ thi nhiều đợt năm trước, đặc biệt là tổ chức đợt thi thứ 2 tại điểm nóng Đà Nẵng, nên chúng tôi đã xây dựng các kịch bản để tổ chức kỳ thi. Nhưng mỗi địa phương cần có một kịch bản riêng của địa phương mình, tùy vào tình hình dịch cụ thể".
Tuy vậy, phương án dự kiến của Cục Quản lý chất lượng xây dựng là sẽ cố gắng tổ chức kỳ thi đúng lịch (ngày 7 và 8-7) với các phương án thi riêng cho các đối tượng đặc thù. Trong tình huống bất khả kháng, khi các địa phương có nhiều thí sinh trong diện F1, F2, bộ sẽ cân nhắc việc tổ chức đợt thi thứ hai, căn cứ vào kinh nghiệm của năm 2020.
Còn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh trong trường hợp rất đặc biệt vì dịch bệnh diễn biến quá phức tạp, căn cứ đề xuất của địa phương, Bộ GD-ĐT sẽ cùng các địa phương quyết định phương án thi.
Như vậy, quan điểm của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT đã rõ ràng và quan trọng hơn là mở. Với bối cảnh hiện tại, dư luận có lẽ khó có thể đòi hỏi gì hơn ở GD-ĐT. Bởi lẽ dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường, không ai có thể đoán định trước điều gì sẽ xảy ra. Do vậy, không thể gút "cứng" một phương án trong khi chưa biết dịch sẽ thế nào trong gần 6 tuần tới.
Trong bối cảnh đó, các phụ huynh, học sinh cũng phải đối mặt với tính bất định của kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Thay vì đòi hỏi bộ "ngày thi đã cận kề, cần phải gút sớm thi hay không thi, thi như thế nào, một đợt hay nhiều đợt", có lẽ phụ huynh và học sinh nên chủ động với tâm thế "không thể thay đổi hướng gió nhưng hoàn toàn có thể điều chỉnh cánh buồm"! Đó cũng là một phép thử.
Hướng gió ở đây là tính bất định của số phận kỳ thi, tùy thuộc vào tình hình dịch COVID-19. Còn cánh buồm chính là nội lực, là nỗ lực, là thái độ của mỗi người trong bối cảnh khó đoán định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được cho là quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh và cho đến nay vẫn là kỳ thi bắt buộc để công nhận tốt nghiệp, theo Luật giáo dục.
Tuy nhiên, đích đến của sự học không chỉ và không nên là kỳ thi, hay nói cách khác, học không phải là để thi. Mà đích đến cuối cùng của sự học phải là giúp người học tìm ra được chính mình và làm ra chính mình, như đúc kết chí lý của một nhà hoạt động giáo dục đương đại.
Thi, xét cho cùng, cũng là một phép thử. Đó là phép thử để đo sự học của học sinh. Đó cũng là phép thử cho bản lĩnh, tầm nhìn của cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐT. Và đó cũng là phép thử cho tâm thế, thái độ của phụ huynh, học sinh về sự học, về kỳ thi trong một thời kỳ đầy thay đổi, biến động.
Phép thử này cần ít nhất hai tố chất để có thể vượt qua, đó là sự linh hoạt và thích ứng!
TTO - Ông Nguyễn Hữu Độ, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, khẳng định như vậy tại hội nghị bàn phương án thi tốt nghiệp THPT giữa bộ với chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố ngày 27-5.
Xem thêm: mth.62704102182501202-uht-av-iht/nv.ertiout