Sau việc hotgirl T lộ clip nóng - được thông tin là xảy ra sau khi bị thu giữ điện thoại, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), vụ clip nóng của V.T.A.T (23 tuổi) bị phát tán được cho là sau khi cô này cùng nhóm bạn ăn uống gây mất trật tự ở một chung cư tại địa bàn phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội và bị công an kiểm tra.
Theo diễn biến, hôm 25.5, T. và nhóm bạn bị Công an phường Trung Hoà kiểm tra vì tụ tập ăn uống trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ điện thoại của những người tụ tập ăn uống, trong đó có điện thoại của V.T.A.T. Hai ngày sau, clip "nóng" của T. và bạn trai bị phát tán trên mạng xã hội.
Theo luật sư Cường, những công cụ, phương tiện được sử dụng để làm mất trật tự thì có thể bị thu giữ, thủ tục thu giữ tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm được thực hiện theo quy định về thủ tục hành chính hoặc theo tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, trường hợp cán bộ, cơ quan chức năng yêu cầu thu giữ những tài liệu, đồ vật không liên quan đến vụ việc, hoặc thu giữ không đúng thủ tục thì công dân có quyền từ chối, yêu cầu giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo thông tin sự việc, cô gái và một số người bạn bật nhạc to, bị hàng xóm phản ánh nên đã bị công an mời lên làm việc. Nếu thông tin cô gái trình bày là đúng thì đây chỉ là vi phạm hành chính, vi phạm này có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Với mức phạt tới 500.000 đồng và có thể áp dụng hình thức phạt bổ sung là: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, hành vi vi phạm về tiếng ồn như cô gái trình bày thì chỉ có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 179 hoặc Nghị định 167.
Trường hợp phát hiện có hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về tiếng ồn, về an ninh trật tự, an toàn xã hội cơ quan công an có thẩm quyền có quyền triệu tập cá nhân có vi phạm lên làm việc để làm rõ hành vi vi phạm.
Trong quá trình thực hiện thủ tục thì có quyền thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như loa, đài.
Bởi vậy, trường hợp cán bộ, cơ quan chức năng yêu cầu thu giữ, giao nộp những vật chứng, đồ vật, tài sản cá nhân không liên quan đến vi phạm hành chính thì công dân có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ trình tự thủ tục theo luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì các công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm có thể bị thu giữ để làm căn cứ xử lý cũng như để thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thì cơ quan công an có thẩm quyền chỉ được tiến hành việc khám đồ vật theo thủ tục hành chính khi có căn cứ cho rằng, trong đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Khi tiến hành khám đồ vật phải có mặt chủ đồ vật và 1 người chứng kiến; trong trường hợp chủ đồ vật vắng mặt thì phải có 2 người chứng kiến.
Mọi trường hợp khám đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ đồ vật 01 bản theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Trong trường hợp lời khai của nữ diễn viên là đúng, có hành vi thu giữ điện thoại không có căn cứ, trái quy định của pháp luật thì cán bộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính, trường hợp nếu vi phạm nghiêm trọng thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: odl.485419-tav-od-uig-uht-ib-oc-hnihc-hnah-mahp-iv/taul-pahp/nv.gnodoal