vĐồng tin tức tài chính 365

Lại hào hứng với sóng thoái vốn

2021-05-30 11:31

Lại hào hứng với sóng thoái vốn

Triêu Dương

(KTSG) - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố kế hoạch thoái vốn theo một quyết định từ ngày 31-3-2021. Đáng lưu ý là lần này SCIC nhấn mạnh việc triển khai bán vốn ngay với 88 công ty trong danh sách. Câu hỏi đặt ra là trong số này thì đâu là những thương vụ hứa hẹn hấp dẫn mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ là chất xúc tác đẩy giá cổ phiếu lên?

Những doanh nghiệp trên sàn

Trong số này có 32 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chính thức, gồm 8 doanh nghiệp trên sàn HOSE, từ những doanh nghiệp SCIC vẫn còn sở hữu lượng vốn khá lớn như Tổng công ty cổ phần (CTCP) Bảo Minh (BMI) với 50,7%, Nhựa Tiền Phong (NTP) 37,1%, Sabeco (SAB) 36%, Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) 28,17%... cho đến doanh nghiệp chỉ còn sở hữu tỷ lệ rất khiêm tốn như CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 0,02%, CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (SMA) 2,54%, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) 3,26% và FPT 5,93%.

Sàn HNX có ba doanh nghiệp là CTCP Vật liệu Xây dựng Bến Tre (VXB) 49,76%, CTCP tập đoàn Vinacontrol (VNC) 30% và tập đoàn Thăng Long (TTL) 25,05%.

Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước nằm trong danh sách thoái vốn này dù hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với quy mô và vị trí đang có, nhưng lại có lợi thế sở hữu nhiều đất vàng với diện tích lớn, nên cũng được đánh giá là hấp dẫn trong mắt nhiều nhà đầu tư - những tổ chức chuyên đi thâu tóm chủ yếu vì tài sản ngầm mà doanh nghiệp đang sở hữu, để phục vụ cho những chiến lược kinh doanh khác.

Sàn UpCom chiếm tỷ trọng vượt trội khi có đến 21 doanh nghiệp, trong đó các công ty có tỷ lệ sở hữu cao nhất bởi SCIC là Tổng CTCP Sông Đà (SJG) 99,79%, CTCP Giao nhận Kho vận ngoại thương (VIN) 99,46%, CTCP Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SON) 98,31%, Tổng CTCP Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam (VIW) 98,16%...

Việc thoái vốn của SCIC những năm qua thường không đạt mục tiêu khi chỉ thành công một số thương vụ, nhưng nhà đầu tư vẫn luôn hào hứng chờ đón sóng thoái vốn của SCIC, với kỳ vọng sẽ lựa chọn đúng doanh nghiệp có giá cổ phiếu đi lên mạnh mẽ nhờ hiệu ứng này, ngay cả khi không nhất thiết phải thoái thành công ngay trong năm đó.

Như trong năm 2020, nhiều cổ phiếu trong danh sách thoái vốn của SCIC đã tăng mạnh mẽ kể từ đó đến nay, dù đến giờ vẫn chưa được mang ra đấu giá.

Thực tế có không ít doanh nghiệp trong bảng kế hoạch lần này của SCIC đã nằm trong danh sách thoái vốn suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng SCIC vẫn chưa thể thoái dứt điểm. Ngoài những điều kiện khách quan như có những thời điểm thị trường chứng khoán không thuận lợi, nhiều rào cản, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc thoái vốn, còn có những yếu tố chủ quan như giá đưa ra đấu quá cao so với giá trị của doanh nghiệp, hoặc số lượng cổ phần đem ra đấu giá không chiếm tỷ lệ vượt trội nên không đủ sức thu hút người mua, nhất là với những nhà đầu tư muốn tham gia và sở hữu quá bán để có quyền tái cấu trúc doanh nghiệp.

Những thương vụ được chờ đợi?

Những ngày qua một số cổ phiếu đã bắt đầu khởi động tăng giá trở lại sau khi kế hoạch thoái vốn của SCIC được công bố. Đơn cử như cổ phiếu BMI tăng 18% trong hai tuần qua, cổ phiếu VNP của CTCP Nhựa Việt Nam (SCIC sở hữu 65,85%) tăng 30% trong năm phiên từ 18 đến 24-5, cổ phiếu FIC của Tổng CTCP Vật liệu Xây dựng số 1 tăng 17% trong ba phiên 20, 21 và 24-5, cổ phiếu VGT của tập đoàn Dệt May Việt Nam tăng 20% chỉ trong hai phiên cuối tuần qua.

Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước nằm trong danh sách thoái vốn này dù hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với quy mô và vị trí đang có, nhưng lại có lợi thế sở hữu nhiều đất vàng với diện tích lớn, nên cũng được đánh giá là hấp dẫn trong mắt nhiều nhà đầu tư - những tổ chức chuyên đi thâu tóm chủ yếu vì tài sản ngầm mà doanh nghiệp đang sở hữu để phục vụ cho những chiến lược kinh doanh khác. Vì lẽ đó, không ít doanh nghiệp tư nhân, quỹ đầu tư sẵn sàng bỏ ra mức giá cao để sở hữu các doanh nghiệp này.

Chẳng hạn như trường hợp của CTCP xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (AFX). Đầu tháng 12-2020, SCIC đã bán thành công cả lô 51% vốn tại AFX cho Quỹ Đầu tư hạ tầng PVI với giá bình quân gần 19.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 50% so với thị giá vào thời điểm đó, dù hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp này chỉ ở mảng nông nghiệp gồm chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi heo và xuất khẩu gạo.

Trong suốt sáu tháng qua, giá AFX vẫn đi ngang tích lũy quanh vùng 13.000 đồng/cổ phiếu, cách khá xa so với mức giá mà SCIC đã thoái. Tuy nhiên, trong thương vụ của AFX, yếu tố để nhà đầu tư sẵn sàng mua giá cao là được nắm cổ phần quá bán, từ đó đủ điều kiện để tham gia điều hành và tái cấu trúc doanh nghiệp. Cụ thể trong năm nay Ban lãnh đạo mới đặt kế hoạch chuyển sang niêm yết trên sàn HNX và phát triển sang mảng bất động sản từ quỹ đất lớn đang nắm giữ tại An Giang.

Hiện tại trong danh sách thoái vốn của SCIC có không ít doanh nghiệp cũng đang nắm giữ lượng đất vàng đầy hấp dẫn hoặc có quỹ đất lớn như thế. Có thể kể đến như VGT, SJG, VIN, Tổng CTCP Điện tử và Tin học (VEC), Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (SEA), CTCP Sách Việt Nam (VNB),...

Trong số này đáng lưu ý là cổ phiếu VNB đã có một sóng bứt phá lên gấp gần ba lần hồi tháng 3 đầu năm nay, trước khi điều chỉnh mạnh về lại vùng 16.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Hiện tại tập đoàn Vingroup đang sở hữu hơn 65% cổ phần tại VNB, không ít nhà đầu tư cho rằng Vingroup có thể mua nốt 10% cổ phần còn lại của SCIC tại đây, nên đã tạo hiệu ứng đẩy giá cổ phiếu VNB cách đây hai tháng.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp đã có sẵn cổ đông lớn chiếm cổ phần vượt trội cũng có thể khiến SCIC khó bán được giá hơn, vì sẽ thu hẹp đối tượng người mua do ít nhà đầu tư muốn nhảy vào một công ty mà không thể nắm được cổ phần chi phối. Như trường hợp của Tổng CTCP Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (VOC), với cổ đông lớn nhất hiện nay là CTCP tập đoàn Kido (KDC) đang sở hữu 51%.

Dù Kido từ lâu muốn mua đứt cổ phần của SCIC tại đây để sáp nhập các công ty con vào, hoàn thiện mảnh ghép trong hệ sinh thái kinh doanh của mình, nhưng thương vụ thoái vốn tại VOC vẫn khá trầy trật suốt thời gian qua và giá bán trong các cuộc đấu giá trước cũng không được cao như kỳ vọng của nhiều cổ đông nhỏ lẻ tại công ty này.

Cuối cùng, không phải doanh nghiệp nhà nước nào trong bản danh sách thoái vốn của SCIC cũng kinh doanh kém hiệu quả. Thực tế có những doanh nghiệp đang tích lũy được nguồn lợi nhuận giữ lại khá lớn, mà có thể là yếu tố quan trọng để SCIC xác định giá bán cao để mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, cũng như có thể được sử dụng để chia cổ tức cho cổ đông trong tương lai. 

Xem thêm: lmth.nov-iaoht-gnos-iov-gnuh-oah-ial/246613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lại hào hứng với sóng thoái vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools