Giá hợp đồng cà phê, sữa, đường, lúa mì, yến mạch và nước cam đã tăng trung bình 28% so với năm 2019, theo các giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai của Mỹ. Trong khi đó, nếu người tiêu dùng không ăn chay, việc đưa thêm thịt lợn vào thực đơn sẽ đẩy giá trung bình của bữa sáng lên 32%.
Theo các nhà phân tích, chi phí nguyên liệu chỉ chiếm một phần trong giá hoàn chỉnh của các sản phẩm tại siêu thị hoặc nhà hàng. Tuy nhiên, chi phí đó đã được chuyển đến người tiêu dùng.
Giá trung bình hợp đồng tương lai của các loại lương thực/thực phẩm dùng cho bữa ăn sáng (ăn chay) và bao gồm thịt lợn.
Trong vài tháng qua, một loạt công ty thực phẩm bao gồm Nestlé và Unilever đã thông báo tăng giá sản phẩm khi chi phí đầu vào cao hơn. Giá lương thực đã trở thành mối lo ngại về chính trị ở 1 số quốc gia đang phát triển như Ethippia và Nigeria, ngoài ra cũng đang ảnh hưởng đến giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển.
Abdolreza Abbassian - nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), cho biết: "Lạm phát lương thực đã diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng này sẽ không sớm kết thúc." Hồi tháng 4, chỉ số giá thực phẩm của FAO đã đạt mức cao nhất trong 1 thập kỷ.
Nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao, các chính phủ tích trữ lúa gạo do đại dịch bùng phát và thời tiết khô hạn ở những quốc gia xuất khẩu chủ chốt đều là những yếu tố thúc đẩy giá nông sản.
Giá các loại thực phẩm được dùng cho bữa ăn sáng (hợp đồng tương lai so với trung bình năm 2019, tính đến ngày 26/5/2021).
Kể từ đầu năm ngoái, giá lúa mì đã tăng 16%, trong khi giá ngô tăng hơn 60%. Giá ngô tăng cao là do nhu cầu mua từ Trung Quốc được đẩy mạnh, do đó giá các loại lúa gạo thay thế cũng tăng cao hơn, bao gồm cả lúa mì.
Carlos Mera - nhà phân tích tại Rabobank, cho biết, xu hướng tích trữ đã được đẩy mạnh trong những tháng đầu của đại dịch năm ngoái, hiện đã giảm xuống. Tuy nhiên, nhu cầu đối với hàng tồn kho vẫn mạnh mẽ. Ngoài ra, giá bơ cũng đang ở mức cao hơn. Theo Uỷ ban châu Âu (EC), giá xuất khẩu toàn cầu đã tăng hơn 1/3 trong năm qua.
Đối với các quốc gia nhập khẩu phần lớn lương thực, như Ai Cập và Pakistan, chi phí vận chuyển tăng mạnh cũng đẩy giá nguyên liệu. Chỉ số Baltic Dry - chỉ số tham chiếu cho chi phí vận chuyển hàng rời, đã đạt mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, do nhu cầu hàng hóa tăng vọt và tình trạng "nút thắt cổ chai" do ảnh hưởng của đại dịch.
Giá các loại thực phẩm theo chỉ số của FAO từ trước đại dịch.
Quá trình vận chuyển bị chậm trễ đã ảnh hưởng đến nguồn cung hạt cafe, làm tăng chi phí đối với các nhà máy rang xay và cả các quán cafe. Giá hợp đồng tương lai của cafe Arabica đang ở mức cao nhất trong hơn 4 năm, trong bối cảnh hạn hán ở Brazil tiếp tục siết chặt nguồn cung từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Hơn nữa, hợp đồng tương lai giá sữa cũng biến động trong 18 tháng qua, hiện cao hơn 12% so với mức trung bình được ghi nhận vào năm 2019. Mới đây, công ty xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới - Fonterra của New Zealand, dự báo giá sữa có thể đạt mức kỷ lục trong năm tới do nhu cầu từ Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai giá đường tăng 25% kể từ đầu năm 2020, trong khi giá nước cam tăng 1/5 so với cùng kỳ. Giá dầu thực vật cao hơn cũng có thể làm cho các món chiên rán đắt đỏ hơn hơn. Giá hợp đồng tương lai đậu tương tăng gần 90% kể từ đầu năm và giá đậu tương tăng gần 60%.
Ở các quốc gia đang phát triển - nơi thực phẩm ít được chế biến hơn và thu nhập khả dụng được chi cho các mặt hàng chủ lực có xu hướng cao hơn, thì giá hàng hóa nông nghiệp thậm chí còn tăng mạnh hơn. Theo WB, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những người cực kỳ nghèo đói, số lượng đã tăng lên khoảng 90 triệu trong thời kỳ đại dịch.
Hợp đồng tương lai giá ngô nếp được sử dụng để chế biến pap - loại cháo ngô phổ biến ở nhiều vùng ở châu Phi, đã tăng 16% trên sàn Nam Phi trong 18 tháng qua. Còn hợp đồng tương lai gạo - vốn rất phổ biến ở châu Á, đã tăng hơn 1/3.
Tham khảo Financial Times