vĐồng tin tức tài chính 365

Nhận diện áp lực cho chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2021

2021-05-30 19:48

Nhận diện áp lực cho chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2021

Phạm Minh

(KTSG) - Chính sách tiền tệ đã trải qua những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, song những rủi ro từ tình hình tài chính quốc tế đang dần hiện hữu và có thể trở thành áp lực lớn cho chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm nay...

Ảnh: THÀNH HOA

Tín dụng, lạm phát tăng song hành gây áp lực lên mặt bằng lãi suất

Tín dụng đã ghi nhận đà tăng khá nhanh trong những tháng đầu năm. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính tới 16-4-2021 tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 3,34% so với cuối năm 2020, gấp 4 lần so với tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này cho thấy nhu cầu tín dụng đã tăng trở lại với nền tảng dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt.

Thời điểm quí 1 cũng ghi nhận đà tăng của tín dụng nhanh hơn so với huy động vốn và đây có lẽ là nguyên nhân khiến thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng (LNH) không còn dư thừa như trước nữa và lãi suất LNH đã tăng cao hơn đáng kể từ nửa cuối tháng 4 vừa qua.

Lãi suất các kỳ hạn từ qua đêm đến hai tuần đã tăng khoảng 1 điểm phần trăm so với thời điểm một tháng về trước, cho thấy thanh khoản hệ thống không còn quá dư thừa. Tuy lãi suất các kỳ hạn này vẫn thấp hơn lãi suất mà NHNN cho vay trên thị trường mở qua kênh mua kỳ hạn trái phiếu chính phủ (2,5%), song đây vẫn là dấu hiệu cho thấy tín dụng đã tăng trở lại và áp lực lên mặt bằng lãi suất là hiện hữu.

Lạm phát tăng cao hơn dự kiến khiến giới đầu tư hoài nghi về khả năng Fed sẽ duy trì chính sách tiền tệ như đã thông báo tại cuộc họp FOMC hôm 17-3, biểu hiện qua việc Trái phiếu Kho bạc Mỹ tiếp tục bị bán tháo ngay sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.

Thanh khoản hệ thống nửa cuối năm nhiều khả năng được bổ sung một lượng tiền đồng tương đối lớn từ việc NHNN mua ngoại tệ kỳ hạn sáu tháng trong nửa đầu năm nay. Song việc bơm mới tiền đồng ra thị trường có thể làm gia tăng nhanh chóng cung tiền, trong bối cảnh kinh tế phục hồi và vòng quay tín dụng trở lại mạnh mẽ.

Lạm phát cơ bản hay lạm phát do yếu tố tiền tệ trong tháng 4 cũng ghi nhận mức tăng khá nhanh, khi tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tháng 3 tăng 0,73% và lũy kế bốn tháng đầu năm tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2020, còn quí 1-2021 tăng 0,67%.

Đáng chú ý là bốn tháng đầu năm nay hầu như không có hoạt động bơm tiền mới nào do thanh khoản vẫn khá dư thừa. Dấu hiệu lạm phát có thể chi phối cho động thái bơm tiền của NHNN. Còn tín dụng tăng trở lại sẽ là áp lực lên thanh khoản LNH. Vì vậy, lạm phát và tín dụng tăng song hành có thể gây những khó khăn nhất định cho chính sách tiền tệ nửa cuối năm nay.

Chính sách “diều hâu” của Fed và chu kỳ nới lỏng tiền tệ tại Việt Nam

Đã có nhiều áp lực lên chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và xuất hiện nhiều hơn những tin tức xung quanh một cuộc thảo luận mang tên “Fed taper” - Liệu đã tới lúc Fed giảm dần việc bơm tiền qua các chương trình nới lỏng định lượng hay chưa?

Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC) vào ngày 17-3-2021 phát đi thông điệp rằng Fed sẽ không tăng lãi suất cho tới tận năm 2023 và duy trì tốc độ mua trái phiếu ở mức 120 tỉ đô la/tháng tới khi thị trường việc làm đạt tới mục tiêu mà cơ quan này đề ra.

Song dữ liệu lạm phát của Mỹ tháng 4 vừa qua tăng mạnh vượt dự kiến có thể củng cố thêm cho phe “diều hâu” trong giới chức Fed. Cụ thể, lạm phát tháng 4 tăng tới 4,2% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng so với 12 tháng trước cao nhất kể từ tháng 9-2008 (thời điểm khủng hoảng tài chính 2008). Đáng chú ý là chỉ số về năng lượng tăng tới 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái do đà phục hồi giá năng lượng toàn cầu, trong khi nền giá năng lượng cùng kỳ năm 2020 ở mức rất thấp.

NHNN vẫn có trong tay nhiều dư địa để đối mặt với các áp lực khi cần, như dự trữ ngoại hối tương đối lớn, công cụ tín phiếu...

Vì vậy, những áp lực kể trên có thể chưa nhiều trong nửa cuối năm nhưng có thể là “cơn sóng” cho chính sách tiền tệ những năm tới.

Lạm phát tăng cao hơn dự kiến khiến giới đầu tư hoài nghi về khả năng Fed sẽ duy trì chính sách tiền tệ như đã thông báo tại cuộc họp FOMC hôm 17-3, biểu hiện qua việc trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục bị bán tháo ngay sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.

Mặc dù Fed tuyên bố rằng họ có thể theo đuổi mục tiêu lạm phát bình quân trong một giai đoạn ở mức 2%, đồng thời chấp nhận lạm phát trong ngắn hạn vượt trên mức này, nhưng dữ liệu lạm phát tăng vọt nằm ngoài dự báo đã khiến thị trường lo ngại rằng lạm phát tương lai có thể tồi tệ tới mức vượt xa tầm kiểm soát của Fed và buộc cơ quan này phải nhanh chóng thu gọn các gói nới lỏng tiền tệ của mình.

Nhiều quan chức Fed cũng bày tỏ rằng cần có một cuộc họp xoay quanh chủ đề “Fed taper”, và nó cho thấy những quan điểm “diều hâu” đang nhiều hơn trong cơ quan điều hành tiền tệ này.

“Fed taper” - biểu thị về việc Fed cắt giảm quy mô gói nới lỏng định lượng trị giá 120 tỉ đô la/tháng, sẽ là chỉ báo quan trọng cho chu kỳ lãi suất thấp dần chấm dứt và lãi suất đô la Mỹ trong tương lai sẽ tăng cao hơn. Đây chính là áp lực đối với lãi suất của tiền đồng và chính sách tiền tệ Việt Nam trong trung hạn.

Chính sách tiền tệ của Fed có tầm ảnh hưởng tới định hướng của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới. Lãi suất đô la tăng và kinh tế Mỹ phục hồi sẽ chi phối và ảnh hưởng tới xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tạo sức ép lên tỷ giá và lãi suất tiền đồng.

Trên thực tế, các động thái điều chỉnh lãi suất của NHNN thường theo sau các thay đổi lãi suất từ Fed. Vì vậy, những tín hiệu xung quanh “Fed taper” có thể là khởi đầu cho những áp lực lên chính sách tiền tệ trong nước không chỉ nửa cuối năm mà cả trong trung hạn.

Tựu trung lại, nửa cuối năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn các áp lực lên chính sách tiền tệ trong nước, từ yếu tố tài chính quốc tế cho tới diễn biến trong nước. Song NHNN vẫn có trong tay nhiều dư địa để đối mặt với các áp lực khi cần, như dự trữ ngoại hối tương đối lớn, công cụ tín phiếu.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng năm 2020 và sự hiện diện của dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn. Vì vậy, những áp lực kể trên có thể chưa nhiều trong nửa cuối năm nhưng có thể là “cơn sóng” cho chính sách tiền tệ những năm tới. 

Xem thêm: lmth.1202-man-iouc-aun-et-neit-hcas-hnihc-ohc-cul-pa-neid-nahn/846613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhận diện áp lực cho chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools