Trong tháng 6 tới đây, TP Hồ Chí Minh sẽ đấu giá lại 3.790 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, sau nửa thập niên bị bỏ hoang vì bán không ai mua. Trang VnExpress, dẫn lời ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, thành phố đã đấu giá nhiều lần thất bại vì có quá nhiều bất cập.
Nổi cộm nhất là mức giá đề xuất cho các đợt đấu giá sau cao hơn đợt trước. Theo ông Châu, nếu lần đấu giá này không thành công, thành phố nên giảm giá 10%.
Hơn 3.700 căn hộ tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) sẽ tiếp tục được đấu giá trong tháng 6/2021. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Bên cạnh đó, phương thức đấu giá trọn lô cũng không phù hợp. Việc bán sỉ hàng nghìn căn sẽ hạn chế khách mua vì chỉ thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực lớn, con số này không nhiều.
Để khắc phục, thành phố nên chia nhỏ thành các tiểu dự án, thậm chí, dành 500 - 700 căn đấu giá lẻ để người dân có nhu cầu thật sự dễ tiếp cận sản phẩm hơn.
Đua thu hút FDI, Việt Nam vẫn đang giành lợi thế
5 tháng đầu năm, 14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã chứng minh một điều, Việt Nam đã tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài "gọi tên", bất chấp COVID-19.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng "nóng" ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia đang đưa ra các biện pháp khuyến khích theo kiểu "đo ni đóng giày" cho nhà đầu tư và có khả năng sắp tới sẽ là các chương trình cho phép đền bù carbon.
Còn Philippines mới đây đã công bố kế hoạch ban hành chính sách thuế mới, với trọng tâm là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống 25% đối với các tập đoàn lớn và 20% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5 tháng đầu năm, 14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Góc nhìn trên tờ Đầu tư cho rằng, bài toán đối với Việt Nam, ở tầm vĩ mô, là xây dựng một chiến lược thu hút doanh nghiệp nước ngoài cụ thể, cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt. Việc sớm ban hành các chính sách này là điều mà các nhà đầu tư mong chờ.
Sắp đến thời sóng thoái vốn
5 tháng đầu năm, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) không thoái vốn được ở bất cứ doanh nghiệp nào. Sự chậm trễ này là do SCIC đang chờ văn bản hướng dẫn Nghị định 140/2020, có hiệu lực từ ngày 30/11/2020.
Vì chưa có văn bản hướng dẫn, nên các sở giao dịch chứng khoán từ chối thực hiện các đợt bán đấu giá cổ phần.
Tờ Đầu tư chứng khoán phân tích, một trong những vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị thương hiệu vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn.
Hiện nay, Bộ Tài chính dự kiến hướng dẫn các bên làm theo tiêu chuẩn thẩm định giá, nhưng trong tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam chưa có nội dung này.
Từ đầu tháng 1 năm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu bảo đảm việc thi hành Nghị định 140 được kịp thời, không phát sinh vướng mắc. Vậy nhưng đến nay, gần 5 tháng trôi qua, các bên vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn được ban hành.
VTV.vn - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký ban hành Quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33813911113501202-meiht-uht-gnav-tad-nert-e-ib-oh-nac-aig-maig-taux-ed/et-hnik/nv.vtv