vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên sử dụng điều hòa lấy gió trong mùa dịch COVID-19?

2021-05-31 13:00

Không nên sử dụng điều hòa

Thời điểm dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, theo đó nhiều người dân khi di chuyển đều sẽ có thói quen sử dụng xe cá nhân hoặc thuê ô tô tự lái. Do đó, khi sử dụng ô tô cá nhân các chủ xe cũng thường xuyên dùng điều hòa với hình thức lấy gió trong để làm mát không gian xe.

Có nên sử dụng điều hòa lấy gió trong mùa dịch COVID-19? - ảnh 1
Chuyên gia khuyến cáo người dân khi sử dụng xe cá nhân, taxi nên mở cửa để lấy gió từ bên ngoài. Ảnh: THY NHUNG

Một số ý kiến cho rằng, việc sử dụng điều hòa lấy gió trong dễ khiến cho người ngồi trong xe nhiễm bệnh nhiều hơn so với điều hòa lấy gió ngoài.

Về vấn đề này, PV PLO đã liên hệ với chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, ông cho rằng việc này không thể khẳng định người ngồi trên xe chắc chắn lây bệnh, dù nhiều người ngồi và lượng không khí chỉ luân chuyển trong xe. Tuy nhiên, khi đi xe cá nhân, taxi hay xe công nghệ, người dân cũng nên mở cửa kính xe để lấy gió từ bên ngoài sẽ đảm bảo an toàn hơn việc sử dụng điều hòa lấy gió trong.

Chuyên gia cũng phân tích thêm, hoạt động của điều hòa lấy gió trong có nghĩa là máy lạnh hút không khí bên trong xe, chạy qua hệ thống lạnh và thổi ra lượng không khí đó trở lại xe mà không lấy không khí tự nhiên bên ngoài.

Hiện nay, các tài xế taxi, xe buýt hay xe kinh doanh dịch vụ chở khách cũng được khuyến khích nên mở cửa sổ và thường xuyên khử trùng các bề mặt để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, việc mở cửa kính giúp không khí bên trong xe được lưu thông với bên ngoài, tạo sự thông thoáng, tăng cường thông gió trên xe, khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng.

Điều hòa lấy gió trong là gì?

Chế độ điều hòa lấy gió trong là sử dụng không khí bên trong xe. Cụ thể, không khí có sẵn trong cabin xe sẽ được hút ngược vào trong bởi quạt gió và được lọc gió để giữ lại bụi bẩn.

Ưu điểm của chế độ lấy gió trong đó là tránh được không khí ô nhiễm, có mùi hôi… từ bên ngoài hút vào trong xe. Do không khí bên trong xe vốn đã lạnh sẵn nên nếu lấy gió trong thì quá trình làm mát sẽ nhanh hơn so với lấy gió ngoài, từ đó có thể tiết kiệm nhiên liệu.

Có nên sử dụng điều hòa lấy gió trong mùa dịch COVID-19? - ảnh 2
Hiện nay một số dòng xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động. Ảnh: THY NHUNG

Nhược điểm của lấy gió trong đó là khoang cabin có thể bị thiếu oxy. Do xe kín nên khi chọn chế độ lấy gió trong, không khí chỉ luân chuyển nội bộ. Không khí mới từ môi trường bên ngoài lọt vào xe rất ít (chủ yếu qua các khe hở nhỏ). Vì thế sau một khoảng thời gian tầm 30 – 45 phút, khoang cabin dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy. Thông thường, chủ xe có thói quen đi các khu vực như nhiều khói bụi, ô nhiễm hay thời tiết ẩm ướt sẽ sử dụng chế độ điều hòa lấy gió trong.

Hiện nay ngoài trừ một số phiên bản thấp của các dòng xe ô tô giá rẻ sử dụng điều chỉnh cơ thì đa phần các dòng ô tô đều được trang bị điều hoà tự động.

Với hệ thống điều hoà tự động, sau một thời gian lấy gió trong, điều hoà sẽ tự động chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cabin xe.

Nếu chọn chế độ Auto, việc lấy gió trong hay lấy gió ngoài sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ xe và sự chênh lệch giữa nhiệt môi trường bên ngoài và nhiệt độ cài đặt. Theo đó nguyên lý lựa chọn chế độ lấy gió trong và ngoài như sau:

-         Hệ thống lấy gió trong khi nhiệt độ trong xe cao hơn nhiệt độ ngoài xe (thường là lúc mới vào xe).

-         Hệ thống lấy gió trong khi nhiệt độ ngoài xe cao hơn nhiệt độ cài đặt 8-9 độ C.

-         Hệ thống lấy gió ngoài khi nhiệt độ ngoài xe thấp nhiệt độ cài đặt dưới 6 độ C.

Trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống điều hoà còn có thêm các cảm biến giúp đánh giá chất lượng không khí. Nếu cảm biến nhận thấy chất lượng không khí môi trường bên ngoài quá bẩn, điều hoà sẽ tự động chuyển sang chế độ lấy gió trong.

Xem thêm: lmth.818689-91divoc-hcid-aum-gnort-oig-yal-aoh-ueid-gnud-us-nen-oc/meihgn-hnik/ial-ex/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên sử dụng điều hòa lấy gió trong mùa dịch COVID-19?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools