vĐồng tin tức tài chính 365

Người tiêu dùng Việt trong đại dịch: sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi

2021-05-31 18:13

Người tiêu dùng Việt trong đại dịch: sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi

V.Dũng

(KTSG Online) - Có nhiều nhận định cho rằng, Covid-19 như một cỗ máy thời gian đưa môi trường kinh doanh của tương lai đến hiện tại và sự thích ứng tùy thuộc vào mức độ tiếp nhận của người tiêu dùng trong mỗi nền kinh tế. Trong một cuộc khảo sát mới đây của hãng kiểm toán Deloitte thực hiện với người tiêu dùng Việt Nam cho thấy tâm lý tiêu dùng lạc quan, sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi đang giúp cho nền kinh tế trở nên kiên cường hơn trong đại dịch.

Người tiêu dùng Việt Nam đang tương đối lạc quan trong bói cảnh dịch bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN

Đại dịch có thể là sự tác động bất ngờ và nặng nề trong một thời gian ngắn nhưng trong tình thế phải thay đổi các mô hình kinh doanh cũng cho thấy tốc độ nâng cấp không kém. Thông thường quy trình thay đổi hình thái kinh doanh của doanh nghiệp có thể mất nhiều năm mới hoàn thành thì nay họ chỉ xoay sở trong vài tháng. Mọi mô hình kinh doanh, đầu tư bị Covid-19 chạm đến đều buộc phải xoay trở để tồn tại và khi mọi thứ đi vào quỹ đạo thì giá trị tích cực cũng đã lộ diện.

Một nền kinh tế kiên cường

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tương đối vững vàng dù phải đối diện với đại dịch. Kết quả này có được không chỉ nhờ vào những biện pháp thành công của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, mà còn nhờ vào những đặc tính vốn có và cấu phần của nền kinh tế.

Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Khi nhu cầu từ các đối tác thương mại thế giới của Việt Nam bắt đầu giảm xuống trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu nội địa mạnh mẽ vẫn tạo đà cho GDP tăng trưởng, mặc dù với tốc độ chậm hơn, ở mức 1,8% cho năm 2020.

Mặc dù được hưởng lợi từ làn sóng tìm kiếm cơ hội dịch chuyển hoạt động sản xuất của các công ty Mỹ và Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc, Chính phủ đối mặt với bài toán mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động, và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khi 23/33 công ty thông báo sẽ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo. Trong tương lai, sự phát triển này sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng FDI trong hơn một thập kỷ qua, với FDI đạt mức cao nhất 38 tỉ đô la vào năm 2019.

Từ góc nhìn của người tiêu dùng, đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Theo xu hướng này, nhiều công ty trong ngành tiêu dùng đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư sang các kênh kỹ thuật số, nỗ lực đáng kể để thích ứng các chiến lược tiếp cận thị trường (route-to-market), nhằm tận dụng sự thay đổi.

Thế giới đã trải qua vài cuộc cách mạng về công nghệ, nhưng lần này vẫn cho thấy sự khác biệt khi sức ép đến từ mọi mặt và cơ hội để thử và thất bại là không có. Sự chuyển đổi như một cuộc chiến sống còn và lợi thế sẽ mở ra cho những quốc gia, những doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt cho hạ tầng công nghệ. Không còn giả lập, Covid-19 đang đưa môi trường kinh doanh của tương lai đến thực tại một cách trần trụi và thử thách những ai can đảm và dám thay đổi.

Khả năng thích ứng trong bối cảnh khó khăn

Trong cuộc khảo sát của Deloit về đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới để làm chất liệu phác họa 4 chân dung người tiêu dùng thông qua hành trình tiêu dùng của họ. Hành trình này được đo lường dưới tác động của đại dịch và những xu hướng tiêu dùng vĩ mô trên 3 phương diện gồm cảm tính, chi tiêu và nhận thức.

Ở phương diện tâm lý, nhờ những nỗ lực chống dịch khá thành công, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn tương đối tích cực. Sự kiên cường của người tiêu dùng nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi để các công ty hoạt động trong ngành tiêu dùng phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn.

Về chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, cuộc khảo sát phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý. Tuy nhiên, những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng vẫn là các đặc tính của thương hiệu và chất lượng thay vì giá cả. Những mô hình này phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây, khi có mức thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng cũng thường tìm kiếm các lựa chọn thay thế chất lượng cao hơn.

Về nhận thức, điều thay đổi rõ ràng nhất chính là làm quen với các hình thái mua sắm bằng công nghệ. Đại dịch thúc đẩy họ tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Do vậy, công ty hoạt động trong ngành tiêu dùng cũng chuyển hướng nhanh hơn với chiến lược tiếp cận thị trường bằng việc phát triển mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel). Đồng thời, nhà cung cấp cũng nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như hậu cần (logistics) thu hút khách hàng.

Nguồn: Deloitte 

“Chúng tôi nhận thấy, dù trong một môi trường không ổn định, nhưng tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan, ngay cả nhóm thu nhập thấp, chịu tác động của đại dịch Covid-19 càng nặng nề, thì người tiêu dùng vẫn có sự kiên tâm ở một mức độ nào đó. Những thay đổi trong chi tiêu chính là sự thích ứng tốt với bối cảnh dịch bệnh với tinh thần lạc quan”, ông Pua Wee Meng phụ trách ngành tiêu dùng Deloitte Đông Nam Á nhận định.

Chân dung 4 thế hệ tiêu dùng cũng được phác họa rõ nét trên nhiều phương diện từ nhận thức, tâm lý lẫn mức độ chi tiêu. Trước tiên là đối với nhóm 25-29 tuổi có thu nhập trung bình 9-14 triệu đồng, họ quan tâm nhiều đến công việc, nâng cao kỹ năng. Trong hành vi mua sắm, họ chú ý đến sản phẩm sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, thời trang, thể thao, smartphone. Họ chọn siêu thị, tạp hóa để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm, còn còn các sản phẩm khác đặt mua qua các kênh online. Nhóm này cũng thường xuyên đến nhà hàng và các trung tâm dịch vụ giải trí.

Nhóm tiếp theo những người từ 30-40 tuổi cũng rất am hiểu công nghệ và tham gia mạng xã hội. Mối quan tâm chính là công việc, sức khỏe, tiết kiệm đầu tư. Họ chú ý đến mua sắm sản phẩm/dịch vụ về sức khỏe, thể thao, giáo dục, giải trí, du lịch và thường xuyên mua thiết bị điện tử. Nhóm khách hàng này chọn kênh thương mại hiện đại cho hầu hết danh mục sản phẩm và mua các dịch vụ giải trí, giáo dục, đi lại trên online.

Nhóm người tiêu dùng từ 45-49 tuổi là nhóm lo lắng về sức khỏe, dịch bệnh, chuẩn bị tài chính cho con cái và có kế hoạch cho nghỉ hưu. Họ thích sự ổn định hơn là rủi ro. Họ cũng có những hiểu biết nhất định về công nghệ, mạng xã hội nhưng ưu tiên tính thực tế hữu dụng trong chọn lựa, đưa ra quyết định mua hàng và có xu hướng mua hàng ở các điểm bán vật lý. Kênh thương mại điện tử chỉ dành cho vận chuyển đi lại là chính.

Chân dung nhóm người tiêu dùng cuối cùng là người cao tuổi, có thu nhập thấp đến trung bình (4-9 triệu đồng). Họ quan tâm nhiều đến trợ cấp, lương hưu. Họ ít am hiểu về công nghệ. Các suy nghĩ, chọn lựa, giao tiếp thường theo kiểu truyền thống và thích các kênh bán hàng vật lý. Họ tương đối nhạy cảm về giá cả và dành sự ưu tiên cho những sản phẩm, dịch vụ về hỗ trợ sức khỏe, bệnh lý của người cao tuổi.

Tổng quan, chân dung người tiêu dùng vẫn còn đôi chút khác biệt vùng miền và mức chi tiêu chênh lệch giữa các đô thị nhưng điểm chung vẫn là giảm bớt chi tiêu giải trí hướng đến chi tiêu cho sức khỏe trong dịch bệnh. Nhưng tựu trung, người tiêu dùng Việt Nam đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kể ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong tương lai, các công ty sẽ không chỉ cần hiểu động lực của các xu hướng vĩ mô cơ bản, mà còn cả cách các lực lượng này hội tụ với nhau để phát triển trên thị trường Việt Nam, dựa trên sự khác biệt trong khu vực và xu hướng tiêu dùng.

Xem thêm: lmth.iod-yaht-us-nahn-peit-gnas-nas-hcid-iad-gnort-teiv-gnud-ueit-iougn/566613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người tiêu dùng Việt trong đại dịch: sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools