vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ chính thức điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

2022-06-02 08:37

Bộ Công Thương cho hay, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) ngày 24-5 nhận được thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Hoa Kỳ.

Mục đích để xác định sản phẩm này có sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc hay không.

DN tiếp tục rà soát hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra

Cụ thể, trong lệnh áp thuế với Trung Quốc, DOC quy định tủ gỗ và các bộ phận thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp nếu được gia công thêm ở nước thứ ba vẫn trong phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá/ chống trợ cấp.

Theo quy định của Hoa Kỳ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.

Dự kiến, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ ngày khởi xướng (có thể gia hạn thêm 180 ngày nếu có lý do hợp lý).

Như vậy, trong hai nội dung doanh nghiệp (DN) sản xuất tủ gỗ của Hoa Kỳ đề nghị điều tra, DOC đã chấp nhận khởi xướng điều tra một nội dung là vấn đề xem xét phạm vi sản phẩm. Nội dung còn lại là điều tra lẩn tránh thuế vẫn đang cân nhắc việc khởi xướng điều tra (dự kiến kéo dài đến 6-6).

Cục PVTM khuyến nghị hiệp hội và các DN tiếp tục rà soát hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.

DN cần tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục trong suốt quá trình vụ việc.

Mỹ chính thức điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam ảnh 1

Các doanh nghiệp phối hợp với Cục phòng vệ thương mại trong suốt quá trình kiểm tra. Ảnh minh họa: Bộ Công Thương

Triển khai hoạt động cảnh báo sớm hỗ trợ DN

Theo Cục PVTM, số lượng vụ việc PVTM với hàng xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính hết quý I/2022, hàng Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra PVTM.

Trong đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và có xu hướng tăng.

Đáng chú ý, khi các DN xuất khẩu của một nước bị áp dụng biện pháp PVTM thường tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất sang nước khác.

Với chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang là một trong những lựa chọn của các DN đó để dịch chuyển sản xuất. Điều này khiến xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến, DN Việt dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM…

Nhằm ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, năm 2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 824 phê duyệt đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ (đề án 824).

Để triển khai đề án 824, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo. Trên cơ sở này, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài.

Kết quả là đã phát hiện một DN có vi phạm về xuất xứ hàng hóa hoặc chỉ thực hiện các công đoạn sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng không đáng kể tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 316 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM.

Các hoạt động cảnh báo sớm hỗ trợ DN dù mới được triển khai nhưng đã đạt được một số kết quả tích cực.

PVTM gồm ba biện pháp chính là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Ngoài ra, các nước có thể áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM khi chứng minh được hàng hóa, nguyên liệu từ nước đang bị áp thuế được xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể.

Xem thêm: lmth.317286tsop-man-teiv-ut-uahk-pahn-og-ut-art-ueid-cuht-hnihc-ym/nv.olp

“Mỹ chính thức điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools