vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ LĐ-TB&XH lý giải nguyên nhân đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7

2022-06-03 18:21

Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành và địa phương, Bộ LĐ-TB&XH vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng.

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH vẫn giữ nguyên đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7, với mức điều chỉnh lên bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Cụ thể theo bảng dưới đây:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm trên là rất cần thiết. Bởi thông thường, lương tối thiểu vùng được xem xét, điều chỉnh sau một năm thực hiện. Tuy nhiên, do từ đầu năm 2020 dịch COVID-19, nên Chính phủ đã duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng này không còn bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cạnh đó, lương tối thiểu vùng tăng 6% vào 1-7 tới đây đã được Hội đồng tiền lương quốc gia phân tích, thương lượng và thống nhất khuyến nghị với Chính phủ. “Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH giữ nguyên như dự thảo…”- Bộ LĐ-TB&XH giải thích.

Về mức lương tối thiểu giờ, Bộ LĐ-TB&XH cho biết có ý kiến cho rằng cần xem xét lại phương pháp xác định lương tối thiểu giờ dựa trên quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn. Mục đích, để bảo vệ được quyền lợi của nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian.

Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng tại Việt Nam, pháp luật lao động không quy định phân biệt chế độ giữa người lao động làm việc trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu tháng) và người lao động làm việc không trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu giờ). Do đó, không có căn cứ để tính hệ số bổ sung cộng thêm vào mức lương tối thiểu giờ.

Cạnh đó, bộ này cho rằng nếu tính thêm hệ số bổ sung để có mức lương tối thiểu giờ cao hơn thì người lao động sẽ chuyển từ hưởng lương tháng, làm việc trọn thời gian, ổn định sang hưởng lương giờ. Việc này tạo ra sự xáo trộn lớn về quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Từ thực tế này, các chuyên gia Tổng chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị Việt Nam chọn phương pháp quy đổi tương đương lương tháng, nhất là trong lần đầu triển khai quy định về mức lương tối thiểu giờ để tránh xáo trộn, sau đó tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện…”- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.

T hế nào là mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) ?

1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Tranh cãi về tăng lương tối thiểu vùng

Tranh cãi về tăng lương tối thiểu vùng

(PLO)-  Hai năm đại dịch khiến người lao động không có tích lũy, nếu tiếp tục lùi thời gian tăng lương tối thiểu thì cuộc sống của họ sẽ thêm vất vả.

Xem thêm: lmth.940386tsop-7-1-ut-gnuv-ueiht-iot-gnoul-gnat-taux-ed-nahn-neyugn-iaig-yl-hx-bt-dl-ob/nv.olp

“Bộ LĐ-TB&XH lý giải nguyên nhân đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools