vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng

2022-06-06 07:24

Ba trụ cột xây nền kinh tế độc lập

Theo Thủ tướng, để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập, chúng ta phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu cao nhất gắn với kết nối hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, thế giới. Nền kinh tế đó dựa trên cơ sở ba trụ cột là: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam xác định rõ con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các yếu tố nền tảng là con người, tài nguyên thiên nhiên và truyền thống lịch sử, văn hóa. Phát huy giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tài năng và phẩm chất của con người Việt Nam để thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng cho rằng phải khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định và ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển hóa ngoại lực thành nội lực. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung hoàn thiện thể chế phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, của doanh nghiệp và của sản phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán: Không lựa chọn nền kinh tế đóng mà luôn kiên định đường lối đổi mới, mở cửa, chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả!” Thủ tướng khẳng định và cho biết Chính phủ luôn tạo môi trường pháp lý phù hợp, ổn định và điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, đối tác đầu tư, kinh doanh lâu dài, hiệu quả, bền vững!

...................................

Ông NGUYỄN ĐỨC HIỂN, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương:

Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng ảnh 2

Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thực tiễn cho thấy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt của Đảng. Vấn đề then chốt và có tính dài hạn trong phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới là xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học công nghệ. Trong đó, phải đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Một trong những bất cập rất lớn của Việt Nam hiện nay là liên quan đến các ngành công nghiệp phụ trợ...

Nhìn chung các ngành chính phục vụ xuất khẩu như dệt may, da giày, điện tử vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài. Do đó, khi xuất hiện bối cảnh có sự dịch chuyển, đứt gãy chuỗi giá trị, xuất hiện các nhân tố mới thì Việt Nam rất khó khăn tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.

Do đó, độc lập, tự chủ của nền kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở cân bằng và củng cố nội lực, đồng thời phát huy và tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài mang đến.

Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp thúc đẩy và xây dựng phát triển nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững có khả năng thích ứng cao trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực.

TS VÕ TRÍ THÀNH:

Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng ảnh 3

Phải phản ứng linh hoạt trước các cú sốc bên ngoài

Để tận dụng được quá trình hợp tác quốc tế, gia tăng sự chống chịu trước các biến động khó lường trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần có khả năng tự lực, tự cường để tăng độ chống chịu của nền kinh tế.

Để làm được điều này, trước hết, Việt Nam cần tự chủ về chính sách tài khóa tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt chính sách tiền tệ phải linh hoạt và tài khóa phải tạo ra được tấm đệm về nguồn lực.

Thứ hai là cấu trúc nền kinh tế đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro. Trong cấu trúc về kinh tế, Việt Nam phải quan tâm đến các mặt hàng chiến lược.

Thứ ba, Việt Nam phải tạo dựng hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống này cần phải có sự kết hợp giữa an sinh xã hội chính thức và cội nguồn của người Việt về văn hóa chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Cuối cùng, Việt Nam phải có cơ chế phản ứng đủ linh hoạt, đủ nhanh, đủ hiệu lực và đủ chuyên nghiệp trước các cú sốc.

Ông PHAN VĂN MÃI, Chủ tịch UBND TP.HCM:

Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng ảnh 4

Cần hút vốn FDI và sự tham gia của kinh tế tư nhân

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ có tính kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải luôn đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Muốn vậy, phải xây dựng chính sách và cơ chế để thu hút có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài nhưng phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính.

TP.HCM trong những năm qua đã triển khai nhiều chương trình kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những công đoạn có giá trị gia tăng cao đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

TP cũng nhận thức rằng để thu hút nguồn vốn FDI có hiệu quả phải nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là của khu vực tư nhân. Đây là một quá trình cần sự hỗ trợ nhiều chính sách chung về vĩ mô.

PHƯƠNG MINH (ghi)

Xem thêm: lmth.972386tsop-gnor-uas-pahn-ioh-pal-cod-et-hnik-nen-gnud-yax-gnout-uht/nv.olp

“Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools