Khó khăn của ngành điện còn lớn hơn khi giá nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu tiếp tục tăng cao cũng như nguồn cung có nguy cơ thiếu hụt. Tình trạng thiếu điện là do Nhật Bản phải đóng cửa nhà máy nhiệt điện cũ khi hết thời gian vận hành, trong khi các nhà máy điện hạt nhân không được khởi động lại.
Ngoài ra, lượng điện được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, một số khu vực đô thị thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện từ mùa Hè và tỷ lệ dự trữ điện của nước này sẽ dưới mức an toàn là 3% trong mùa Đông năm nay.
Đặc biệt, tại các khu vực cung cấp điện thuộc Công ty điện lực Tokyo TEPCO, tỷ lệ điện dự trữ có thể còn xuống mức âm 1,5 -1,7% vào đầu năm 2023. Đây được coi là tình trạng thiếu điện trầm trọng nhất kể từ năm 2012.
Ngoài nguy cơ thiếu điện, người dân Nhật Bản còn phải đối mặt với khả năng giá điện tăng do đồng Yen thấp, trong khi 90% sản xuất điện năng của Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng nhập khẩu.
Để giải quyết nguy cơ thiếu điện và giá điện tăng, Chính phủ có thể buộc phải khởi động lại các nhà máy nhiệt điện cũ cũng như khởi động lại một số nhà máy điện hạt nhân có thể đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.
Để đảm bảo nguồn cung điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục kêu gọi thực hiện tiết kiệm điện, tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết; các công ty điện lực cần có phương án dự phòng về năng lượng khi nguồn cung sẽ thiếu hụt.
Dự báo nguy cơ thiếu điện tại Nhật sẽ còn trầm trọng hơn vào mùa Đông tới.
VTV.vn - Việc đồng Yen liên tục lao dốc, cùng sự khan hiếm của nguồn cung, giá nguyên vật liệu, năng lượng tăng cao… đang khiến ngành bán lẻ Nhật Bản chịu tác động mạnh mẽ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.2172008070602202-gnort-mart-neid-ueiht-oc-yugn-iov-tam-iod-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv