vĐồng tin tức tài chính 365

Bị cáo Tất Thành Cang thừa nhận và tranh cãi gì trong phiên phúc thẩm?

2022-06-07 10:13

Trước đó, bị cáo Tất Thành Cang kháng cáo không đồng tình với cáo buộc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí khi chấp thuận cho Sadeco bán rẻ 9 triệu cổ phần. Theo bị cáo Cang, hậu quả của vụ án là do việc làm, báo cáo không trung thực, gian dối của đại diện vốn Văn phòng Thành ủy tại Sadeco làm ảnh hưởng đến chỉ đạo của bị cáo.

Bảy bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Tề Trí Dũng, cựu Tổng giám đốc, thành viên HĐTV IPC, Chủ tịch HĐQT Sadeco; Hồ Thị Thanh Phúc, cựu Tổng giám đốc Sadeco; Phạm Văn Thông, cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy;  Huỳnh Phước Long, cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy; Trần Công Thiện; cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Trần Đăng Linh, cựu Phó tổng giám đốc IPC; Vũ Xuân Đức, cựu Phó tổng giám đốc IPC; Đỗ Công Hiệp, cựu Kế toán trưởng Sadeco.

Riêng 2 bị cáo Nguyễn Văn Minh, cựu Trưởng ban kiểm soát Công ty Sadeco kháng cáo xin xem xét lại tội danh và mức án. Bị cáo Nguyễn Trường Bảo Khánh, cựu thành viên HĐTV IPC xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo.

Ngoài ra, Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn –Sadeco (Sadeco là công ty con của Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC) cũng có kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm buộc các bị cáo Tề Trí Dũng’ Hồ Thị Thanh Phúc, cựu Tổng giám đốc Sadeco và các đồng phạm bồi thường 2,8 tỷ đồng, hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 13 của Sadeco (đăng ký tăng vốn điều lệ từ 170 lên 260 tỷ đồng. Sadeco đề nghị Sở KH-ĐT Tp.HCM thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Sadeco với số vốn điều lệ đăng ký là 170 tỷ đồng.

Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Tề Trí Dũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và cho rằng, bản thân ông và gia đình đã nộp tiền bồi thường các thiết hại cho Công ty Sadeco sau khi có bản án sơ thẩm.

Cũng giống như bị cáo Dũng, bị cáo Hồ Thị Thanh Phúc cũng cho biết đã nộp 465 triệu đồng cho Sadeco sau khi bị cấp sơ thẩm tuyên buộc Phúc phải bồi thường. Theo nữ bị cáo, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có con nhỏ, đã khắc phục hậu quả nên mong tòa giảm cho một phần hình phạt ở cả hai tội danh là Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Một bị cáo khác là Trần Công Thiện kháng cáo cho rằng bản án sơ thẩm xét xử không đúng bản chất, vì nguồn vốn bị cáo đại diện không phải là tài sản nhà nước.

Nhóm bị cáo có kháng cáo khác mong tòa xem xét thấu đáo về tội danh và tiếp tục mong HĐXX cân nhắc, giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Riêng bị cáo Tất Thành Cang cho rằng hành vi của mình không vi phạm điều 219 Bộ luật hình sự, không hề làm sai chủ trương và đề nghị HĐXX xem xét hành vi của bị cáo một cách khách quan, toàn diện.

Tại phiên tòa, bị cáo Cang thừa nhận có bút phê ký “Đồng ý” vào Tờ trình 1148-TTr ngày 28/4/2017 của Văn phòng Thành ủy Tp.HCM với giá phát hành cổ phần được xác định là 40.000 đồng/cổ phần cho một cổ đông chiến lược do Văn phòng Thành ủy Tp.HCM trình lên.

Từ bút phê “Đồng ý” trên, ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo 495-TB/VPTU do nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tp.HCM Tất Thành Cang ký, truyền đạt ý kiến chỉ đạo “chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”.

Giải thích về các nội dung trên, bị cáo Cang cho rằng, Tờ trình 1148-TTr ngày 28/4/2017 của Văn phòng Thành ủy được xây dựng dựa trên tờ trình 12A và không nêu tên nhà đầu tư. Bản thân bị cáo chỉ biết đến tờ trình số 13, trong đó có nêu tên nhà đầu tư là Công ty Nguyễn Kim khi bị cào làm việc với cơ quan điều tra.

Từ đó, bị cáo Cang cho rằng mình chỉ là nạn nhân của hành vi gian dối khi tờ trình số 13 bị ngụy tạo.

Trong khi đó, bị cáo Tề Trí Dũng khẳng định không biết đến tờ trình 12A và cho rằng tờ trình này không có giá trị về mặt pháp lý.

Theo bản án sơ thẩm, IPC là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, góp vốn và nắm quyền chi phối tại Sadeco với tỉ lệ 74,8%.

Năm 2015, trong đề án tái cơ cấu, UBND Tp.HCM yêu cầu IPC không được giảm thêm tỉ lệ sở hữu vốn. Tuy nhiên, IPC đã không thực hiện yêu cầu, giảm tỉ lệ sở hữu vốn tại Sadeco từ 44% xuống chỉ còn 28,8% thông qua phát hành cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim không qua đấu giá.

Cụ thể, ngày 10/11/2016, Công ty Nguyễn Kim có văn bản đề xuất tham gia mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco và sau đó được dàn lãnh đạo IPC biểu quyết thông qua với tỉ lệ 100%.

Ngày 16/5/2017, bị cáo Tất Thành Cang có bút phê ký “Đồng ý” vào Tờ trình 1148-TTr ngày 28/4/2017 của Văn phòng Thành ủy Tp.HCM với giá phát hành cổ phần được xác định là 40.000 đồng/cổ phần cho một cổ đông chiến lược là sai theo quy định tại Điều 125 và điểm d khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp.

Ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo 495-TB/VPTU do nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tp.HCM Tất Thành Cang ký, truyền đạt ý kiến chỉ đạo “chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”.

Bị cáo Tất Thành Cang biết rõ việc phát hành cổ phần phải thực hiện đấu giá, thẩm định giá theo Điều 38 Nghị định 91/2015 của Chính phủ, nhưng không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy, người đại diện vốn có ý kiến về việc đấu giá, thẩm định giá theo quy định.

Ngày 19/10/2017, Công ty Nguyễn Kim chuyển thanh toán cho Sadeco 360 tỷ đồng là số tiền mà công ty này mua cổ phiếu của Sadeco. Tuy nhiên, số tiền này không được dùng để tăng vốn điều lệ, mà Sadeco đã gửi vào ngân hàng với kỳ hạn 18 tháng để lấy lãi.

Sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tỉ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Nhà nước tại Sadeco giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41% (trong đó tỉ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,5%). Trong khi cổ đông chiến lược của Sadeco là Công ty Nguyễn Kim chiếm hơn 54% vốn điều lệ.

Ngày 14/8/2018, Sadeco họp Đại hội cổ đông thống nhất giao HĐQT đàm phán với Công ty Nguyễn Kim để hủy hợp đồng hợp tác đầu tư.

Ngày 17/10/2019, Sadeco ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với đối tác với Công ty Nguyễn Kim, hoàn trả lại cho Công ty Nguyễn Kim 360 tỷ đồng, còn Sadeco được nhận lại 9 triệu cổ phần.

Cáo trạng xác định, bị cáo Tề Trí Dũng đóng vai trò chủ mưu, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một số hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Sadeco 1.103 tỷ đồng.

Bị cáo Tất Thành Cang phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thất thoát, thiệt hại tương ứng với phần sở hữu của Văn phòng Thành ủy Tp.HCM tại Sadeco (16,7%) là 184 tỷ đồng.

Dù hậu quả của vụ án đã được khắc phục, nhưng do hành vi phạm tội của Tất Thành Cang và đồng phạm đã hoàn thành nên việc truy tố là có căn cứ.

Ngoài các hành vi nêu trên, các bị cáo Tề Trí Dũng, Hồ Thị Thanh Phúc, Đỗ Công Hiệp còn vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong việc chi tiền của Công ty Sadeco cho nhiều cá nhân không thuộc diện đi du lịch nước ngoài, nhưng vẫn đi dưới danh nghĩa “tham quan, khảo sát, học tập” trái quy định, gây thiệt hại cho Công ty Sadeco gần 3,6 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại vốn Nhà nước gần 2,2 tỷ đồng.

Tề Trí Dũng và một số bị cáo còn có hành vi tham ô tài sản qua việc chi tiền thù lao, quỹ khen thưởng với số tiền chiếm hưởng, tham ô là hơn 4,7 tỷ đồng.

 

Xem thêm: lmth.795555a-maht-cuhp-neihp-gnort-ig-iac-hnart-av-nahn-auht-gnac-hnaht-tat-oac-ib/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị cáo Tất Thành Cang thừa nhận và tranh cãi gì trong phiên phúc thẩm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools