Theo Ancient Origins, một công nghệ sản xuất bia số lượng lớn 4.000 năm trước đã đủ gây kinh ngạc, nhưng tác động dây chuyền đầy bí ẩn từ nó lên văn minh nhân loại còn gây sốc hơn.
Nghiên cứu vừa được công bố trên Archaeological and Anthropological Sciences đã đào sâu giai đoạn lịch sử 4.000 năm trước gắn liền với việc sản xuất hàng loạt bia gạo đỏ, một loại đồ uống được ca ngợi là "cải thiện tâm trí" và mang "màu đỏ thiêng liêng".
Những chiếc bình cổ dùng để đựng bia được nhiều thế hệ người Trung Quốc sử dụng xuyên suốt nhiều thiên niên kỷ - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Không chỉ tạo nên một cuộc cách mạng về thức uống và một thói quen mới, việc sản xuất bia hàng loạt đã thúc đẩy hoạt động buôn bán sôi nổi giữa các cộng đồng thời đại đồ đá mới. Sự thông thương này dẫn đến việc trao đổi kiến thích, từ đó kích thích một cú nhảy vọt văn minh không ngờ tới.
Nền văn minh 4.000 năm trước ở Trung Quốc từ lâu đã gây kinh ngạc bởi tàn tích về những thành phố mang nhiều yếu tố như "vượt thời gian ", ví dụ như cơ sở hạ tầng tiện nghi, có hệ thống dẫn nước, thoát nước, tưới tiêu, các công trình nghi lễ phức tạp...
"Các mối liên kết xã hội mới được tạo ra bởi các thực hành văn hóa nhất định là mầm mống cho các nền văn minh lớn hơn, tiên tiến hơn và nhiều tham vọng hơn xuất hiện. Chính việc sản xuất bia hàng loạt ở Trung Quốc hàng ngàn năm trước đã cung cấp "nguyên liệu" cho các cuộc tụ họp lớn mang giá trị kết nối xã hội" - Ancient Origins trích dẫn phân tích củ nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ.
Văn hóa Dawebkou của Trung Quốc, được kiến tạo bởi những người định cư ở khu vực Sơn Đông ngày nay từ 4.600 - 6.700 năm trước được cho là nền văn hóa có công sáng tạo ra công thức bia gạo đỏ, tạo điều kiện cho việc sản xuất bia hàng loạt.
Họ ủ bia trong các bồn đất sét lớn được gọi là dakougang, đại diện cho một bước tiến lớn trong công nghệ sản xuất bia rượu của nhân loại.
"Dakougang không được tìm thấy ở mọi khu định cư mà chủ yếu xuất hiện trong các khu chôn cất lớn của giới thượng lưu. Không rõ chính xác dakougang được sản xuất ở đâu và có được buôn bán như một mặt hàng thương mại hay không" - Giáo sư khảo cổ học học Trung Quốc tại Đại học Standford - Mỹ Li Liu, đồng tác giả, cho biết trên tờ South China Morning Post.
Vào thời điểm đó, giới tinh hoa thời đồ đá mới ở Trung Quốc đã cạnh tranh về địa vị bằng cách tổ chức những bữa tiệc công cộng lớn, trong đó bia gạo đỏ là "linh hồn".
Theo Thu Anh
NLĐ
Xem thêm: nhc.40323115170602202-naig-ioht-touv-ad-od-couq-gnurt-iougn-puig-oc-hnib-gnort-ehgn-gnoc/nv.zibefac