vĐồng tin tức tài chính 365

Hành động hằng ngày này của cha mẹ khiến IQ của con thui chột dần theo thời gian mà không hay

2022-06-08 09:46

Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm. Họ tìm hai đứa trẻ 3 tuổi thực hiện quét não. Một trẻ hay được khen, trẻ còn lại hay bị quát mắng. Kết quả là hình ảnh thu được rất khác nhau. Những đứa trẻ hay bị la mắng có não nhỏ hơn đáng kể. Khi thể tích não càng nhỏ thì sự phát triển trí tuệ càng giảm.

Tiến sỹ Martin Techer từ Trường y khoa Harvard cũng phát hiện ra: "Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ la mắng, xúc phạm, chửi bới có chỉ số IQ trung bình khi lớn lên là 112, thấp hơn 12 điểm so với những trẻ không bị bạo lực bằng lời nói".

"Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi", tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.

Phản ứng chống trả hay bỏ chạy xảy ra khi con người trải qua việc gì đó khiến bộ não hiểu rằng đó là sự hăm dọa. Chẳng hạn, trẻ không thể học khi bạn lớn tiếng do lúc này bộ não nói với chúng rằng người đang quát là mối đe dọa.

"Việc giao tiếp, truyền đạt bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm chúng tiếp nhận tốt hơn bài học mà bạn đang dạy", tiến sĩ Markham nói.

Trong tâm lý học có một hiện tượng gọi là "hiệu ứng gợi ý". Khi cha mẹ quát mắng con cái, họ sẽ mang đến những gợi ý tâm lý tiêu cực tới con cái. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ dần nội tâm hóa những nhận định tiêu cực này thành đánh giá của bản thân, cho đến khi chúng trở thành "đứa trẻ hư", "đứa trẻ ngốc nghếch" giống như nhận định của cha mẹ.

Ở một nghiên cứu khác được tiến hành trên nhiều gia đình có con trên 13 tuổi nhận thấy rằng, khi cha mẹ thường xuyên quát mắng, trách phạt con cái sẽ khiến chúng có nhiều xu hướng chống đối, thực hiện các hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản thân và những người bên cạnh.

Một số trẻ sau khi trưởng thành sẽ có khả năng sử dụng ngôn ngữ thô bạo để giao tiếp, ứng xử với người khác. Thậm chí khi lập gia đình trẻ cũng sẽ có xu hướng cao áp dụng biện pháp giáo dục này đối với con cái của mình.

Khi bị bố mẹ la mắng dù làm gì trẻ cũng sẽ cảm thấy áp lực từ bố mẹ, để tự bảo vệ mình, trẻ bắt đầu sống khép mình và không còn ham muốn khám phá thế giới bên ngoài.

Bất kể trẻ đưa ra quyết định gì, trẻ không nghĩ đến bản thân trước tiên mà chỉ chăm chăm nghĩ đến việc bố mẹ và những người khác nghĩ gì về mình, trở nên thiếu quyết đoán, thường bỏ lỡ cơ hội hoặc không làm được gì.

 Hành động hằng ngày này của cha mẹ khiến IQ của con thui chột dần theo thời gian mà không hay  - Ảnh 1.

Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển. Ảnh minh họa

Vậy làm thế nào để dạy con mà không quát mắng?

1. Có thể phê bình, nhưng không nên chỉ trích

Một bà mẹ vì con ném đồ chơi lung tung đã mắng con: "Nói với con cả trăm lần rồi, đồ chơi thì phải thu dọn, sao không biết nghe lời hả?". Có lần đứa nhỏ không nhịn được nói lại: "Ngày nào con chơi xong cũng đều biết dọn dẹp mà mẹ". Người mẹ thấy con cãi nên đã mắng té tát. Từ đó trở đi đứa trẻ không thu dọn đồ chơi nữa.

Đối với hành vi sai trái của trẻ, hãy đánh giá một cách khách quan, công bằng và đừng có thái độ chỉ trích. Bố mẹ hoàn toàn có thể đánh giá trẻ theo một cách khác. "Hôm nay con chưa thu dọn đồ chơi. Hôm qua con đã làm rất tốt, dọn dẹp rất gọn gàng. Mẹ mong con tiếp tục phát huy trong hôm nay và những lần sau nữa".

2. Lắng nghe nhu cầu của trẻ

Đằng sau mỗi hành vi của trẻ đều có một động lực tương ứng. Khi trẻ có những hành vi "có vấn đề", bố mẹ nên tự đặt câu hỏi: "Tại sao đứa trẻ làm vậy?", "Trẻ thực sự muốn gì?" Chỉ bằng cách lắng nghe tiếng nói bên trong trẻ và hiểu được nhu cầu thực sự, bố mẹ mới có thể "kê đơn" thuốc phù hợp và giải quyết vấn đề một cách cơ bản.

3. Bình đẳng với con

Trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ nên chủ động hạ thấp thái độ và duy trì trạng thái bình đẳng với con. Chỉ có như vậy con cái mới mở lòng với cha mẹ, đồng thời những triết lý giáo dục của cha mẹ cũng dễ dàng được con tiếp nhận hơn.

Theo Như Ca

Giáo dục và xã hội

Xem thêm: nhc.47890948080602202-yah-gnohk-am-naig-ioht-oeht-nad-tohc-iuht-noc-auc-qi-neihk-em-ahc-auc-yan-yagn-gnah-gnod-hnah/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hành động hằng ngày này của cha mẹ khiến IQ của con thui chột dần theo thời gian mà không hay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools