vĐồng tin tức tài chính 365

5 quy tắc ngầm người có EQ cao không muốn tiết lộ ra bên ngoài: Cái gì cũng làm chưa chắc đã tốt, muốn tiến xa hơn nhất

2022-06-08 14:38

Môi trường làm việc là một trong những thứ chiếm phần lớn trong cuộc đời mỗi người. Gần như toàn bộ tuổi trẻ và trung niên của chúng ta đều gắn với công việc và sự nghiệp. Vì vậy, nếu nơi làm việc không được cân bằng, rất có thể cuộc sống của chúng ta sẽ không thể thoải mái.

Các tỷ phú hàng đầu thế giới đã chỉ ra muốn thành công có IQ thôi chưa đủ. Trong bối cảnh hiện nay, trí tuệ cảm xúc (EQ) dần trở thành yếu tố quan trọng để giúp một người thành công. Nếu nắm vững 5 quy tắc sống còn này, của bạn sẽ được nâng hạng, việc đi làm cũng trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

01. Không có việc làm ổn định, chỉ có khả năng tăng trưởng ổn định

Có người nói đi tìm việc là phải tìm được vị trí lý tưởng để không lo thất nghiệp, không lo sinh hoạt phí. Trên Zhihu, một số cư dân mạng đã hỏi: "Tôi nhận được hai cơ hội việc làm, làm ở công ty nước ngoài sẽ nhận được lương gấp 3 lần so với làm cho doanh nghiệp nhà nước, tôi nên chọn cơ hội nào?".

Hàng trăm người phản hồi bên dưới, hầu hết đều cho rằng cô vào doanh nghiệp nhà nước. Bởi vì, ổn định.

Thực ra trên đời này chưa từng có công việc ổn định. "Vựa lúa" thực sự chính là là khả năng của bạn. Vì vậy, chỉ cần bạn có năng lực xuất sắc, kể cả trong những giai đoạn khởi nghiệp cực kỳ không ổn định, bạn có thể nỗ lực để gây dựng sự nghiệp của chính mình. Tất cả các tỷ phú đều phải trải qua thất bại và đã có lúc trắng tay. Rõ ràng, chỉ ngồi yên một chỗ thì khó mà phát triển.

 5 quy tắc ngầm người có EQ cao không muốn tiết lộ ra bên ngoài: Cái gì cũng làm chưa chắc đã tốt, muốn tiến xa hơn nhất định phải buông bỏ thể diện - Ảnh 1.

02. Làm việc nhỏ, nhưng đừng mặc định đó là nhiệm vụ của mình

Ở nơi làm việc, nhiều người tin vào quan điểm "làm tốt những việc nhỏ, sếp có thể tin tưởng những việc lớn cho bạn". Thật không may, điều này không phải luôn luôn xảy ra trong cuộc sống thực.

Đôi khi, nếu bạn đang làm những việc nhỏ nhặt, mọi người sẽ coi đó là một phần nhiệm vụ đương nhiên mà bạn đảm nhận. Một cô gái làm tài chính trong một công ty rất thích sạch sẽ, việc đầu tiên sau khi tan sở mỗi ngày là dọn dẹp hai tầng của văn phòng. Sau một thời gian dài, mọi người đã quen với việc làm của cô ấy.

Do đó, cô gái này mãi không thể thoát được vị trí nhân viên tài chính cấp dưới của công ty, không được thăng chức hay tăng lương nhiều.

Mọi công ty đều có một loạt những việc nhỏ không tên. Nếu bạn bằng lòng với việc làm những việc đó trong một thời gian dài, bạn có nguy cơ bị đóng khung là một người chỉ làm những việc đó. Để không rơi vào "cái bẫy" này, chúng ta nên học cách chủ động và nỗ lực cho những nhiệm vụ quan trọng hơn đối với bản thân để thể hiện giá trị năng lực lớn hơn của mình.

03. Ở nơi làm việc, "kỷ luật là sức mạnh"

Khi nhắc đến chuyện "nghe lời", nhiều người sẽ chế giễu, cho rằng đây là biểu hiện của việc nịnh bợ lãnh đạo. Nhưng trên thực tế, những người tuân thủ nguyên tắc là bởi họ biết đánh bóng năng lực của mình.

Bất cứ ai khi ngồi vào vị trí lãnh đạo đều có một thời gian được người đi trước dẫn dắt. Nhờ kinh nghiệm của cấp trên, bạn mới có thể hòa nhập vào công việc và học hỏi một cách toàn diện.

Để trở thành một người có năng lực, chúng ta phải giao tiếp và học hỏi từ những người có năng lực và tham khảo sự góp ý của họ.

Ở nơi làm việc, nhiều người không hiểu chân lý này, họ có thể hợp tác tốt với đồng nghiệp, nhưng một khi làm việc với sếp thì kém hiệu quả. Tuy nhiên, làm như vậy chỉ khiến bạn bị cuốn vào vòng xoáy tình cảm, không thể tập trung vào công việc và hoàn thiện bản thân.

04. Không chỉ làm tốt mà còn cho người khác biết bạn đã làm rất tốt

Từ lâu, nhiều người đã hình thành suy nghĩ: "Làm nhiều nói ít, chỉ cần có năng lực thì cấp trên nhất định sẽ nhìn ra". Tuy nhiên trong thực tế, những người chỉ chăm chăm làm mà không lên tiếng thì nhiều khả năng không được thăng chức. Bởi vì, bạn có giỏi đến đâu cũng không ai biết được.

Câu chuyện của cô gái là trong công ty kim hoàn này là một ví dụ. Cô ấy làm việc rất chăm chỉ, đến công ty buổi sáng từ rất sớm, không dùng điện thoại riêng để tập trung cho công việc, bữa trưa chỉ ăn qua loa để hoàn thiện sớm kế hoạch và tan sở lúc 8 giờ tối.

 5 quy tắc ngầm người có EQ cao không muốn tiết lộ ra bên ngoài: Cái gì cũng làm chưa chắc đã tốt, muốn tiến xa hơn nhất định phải buông bỏ thể diện - Ảnh 2.

Cô vốn tưởng rằng mình nhất định sẽ sớm được thăng chức, ít nhất là lên giám đốc bộ phận. Nhưng nửa năm sau, ông chủ thăng chức cho một người khác, và cô bị loại.

Nguyên nhân không phải do công việc của cô ấy không có gì nổi bật mà là người sếp thường xuyên vắng mặt ở công ty cho rằng cô không có thành tích gì nổi bật. Vì vậy, những cố gắng của cô, ông chủ hoàn toàn không hay biết. Trong khi đó, người mới được thăng chức trước đây thường xuyên kết nối và trao đổi với cấp trên, tìm mọi cách để giao tiếp với lãnh đạo.

Ở nơi làm việc, một người có EQ cao không chỉ hoàn thành tốt công việc mà còn cho người khác biết rằng anh ta đã hoàn thành tốt công việc; thể hiện một cách tích cực và đúng đắn kết quả đạt được. Đây không phải là thể hiện là khả năng ở nơi làm việc.

05. Không ngại mất thể diện

Tất cả chúng ta đều không muốn bị chỉ trích hoặc bị người khác khinh thường. Do tâm lý này, ở nơi làm việc nhiều người giả vờ tỏ ra mình là người có năng lực dù họ không biết gì. Trên thực tế, thể diện là thứ ít có giá trị nhất, nhất là khi bạn không đủ khả năng.

Một người mới bước chân vào làm việc, nếu bạn không thể nghe những lời nhận xét từ đồng nghiệp và cấp trên, bạn sẽ không thể nhận được sự hướng dẫn tận tình, đồng thời năng lực cũng không được nâng cao, không được người khác công nhận.

Ở nơi làm việc, những người thực sự có năng lực không quá quan tâm đến thể diện. Bởi vì họ ý thức được mình cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm và phát triển. Bên cạnh đó, những người ngoài cũng không quan tâm đến lòng tự trọng của bạn, họ chỉ quan tâm đến thành tích và thái độ mà bạn thể hiện ở nơi làm việc

Cuối cùng, trong cuộc sống công sở và xã hội, không nhất thiết phải có năng lực làm việc mà đôi khi cần có tài hùng biện, tầm nhìn, trí tuệ cảm xúc và chiến lược. Với khả năng hùng biện tốt, bạn có thể diễn đạt những điều mình muốn nói dưới hình thức mà đối phương thích nghe mà vẫn có thể duy trì tình cảm của đôi bên, để người khác hiểu bạn và tăng khả năng đàm phán thành công.

Với tầm nhìn xa, bạn có thể tìm ra hướng đi của mọi thứ, tìm ra chìa khóa để bẻ khóa và nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Khuôn mẫu và chiến lược sẽ cho phép bạn đi đúng đường và nhận được sự tin tưởng của người khác.

Theo 163

https://cafef.vn/5-quy-tac-ngam-nguoi-co-eq-cao-khong-muon-tiet-lo-ra-ben-ngoai-cai-gi-cung-lam-chua-chac-da-tot-muon-tien-xa-hon-nhat-dinh-phai-buong-bo-the-dien-20220607102940629.chn

Theo Thuỳ Anh

Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.74321933180602202-neid-eht-ob-gnoub-iahp-hnid-tahn-noh-ax-neit-noum-tot-ad-cahc-auhc-mal-gnuc-ig-iac-iaogn-neb-ar-ol-teit-noum-gnohk-oac-qe-oc-iougn-magn-cat-yuq-5/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 quy tắc ngầm người có EQ cao không muốn tiết lộ ra bên ngoài: Cái gì cũng làm chưa chắc đã tốt, muốn tiến xa hơn nhất ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools