Bà Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đặt vấn đề việc xử lý ngân hàng 0 đồng vẫn "dậm chân tại chỗ". "Vì sao lại chậm trễ như vậy, giải pháp gì để đẩy nhanh quá trình này", bà hỏi.
Trả lời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, việc xử lý cơ cấu ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường là khó, do nền kinh tế phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Vừa qua, cơ quan này đã trình phương án xử lý và sẽ tích cực triển khai sau quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tại Báo cáo gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước đó, Chính phủ cho biết đã triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua lại bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và Ngân hàng Đông Á.
Các biện pháp được đưa ra gồm tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng, đồng thời sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn...
Trong đó, hai trên ba ngân hàng mua lại bắt buộc là Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã có phương án xử lý.
Xem thêm: lmth.3663744-6-8-ueihc-ioh-couq-nav-tahc-iol-art-coun-ahn-gnah-nagn-cod-gnoht/ten.sserpxenv