vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa tiễn cán bộ lão thành cách mạng Ngô Thị Huệ về nơi an nghỉ

2022-06-09 11:24

Cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Ngô Thị Huệ

bay-hue-2-tu-lieu-1read-only-1654568933865708859704

Dì Bảy Huệ - Ảnh tư liệu

Bà Ngô Thị Huệ (Nguyễn Thị Ngỡi, Nguyễn Thị Nhiên) sinh ngày 22-6-1918 tại xã Mỹ Quới, huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay là xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).

Tháng 1-1936, trước sự cai trị, áp bức, bóc lột hà khắc của chế độ thực dân và địa chủ phong kiến, thiếu nữ Nguyễn Thị Ngỡi đã tham gia cách mạng, hoạt động bí mật tại quê nhà. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự khát khao cống hiến hết mình cho cách mạng, bà đã vượt qua mọi thử thách và vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) vào tháng 4-1936, lúc vừa 18 tuổi.

Sau 2 năm phấn đấu và trưởng thành, bà lần lượt là huyện ủy viên Huyện ủy Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Cần Thơ, phụ trách huyện Châu Thành.

Năm 1940, bà làm liên tỉnh ủy viên Liên Tỉnh ủy Hậu Giang gồm 5 tỉnh miền Tây Nam Bộ, sau đó là phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. Bà cùng với cấp ủy trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng và tham gia chuẩn bị cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Đêm 22 rạng sáng 23-11-1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Cuối tháng 12-1940, bà Ngô Thị Huệ bị giặc bắt và giam tại bót Catinat Sài Gòn, sau đó chuyển về khám Phú Mỹ. Đến tháng 8-1941, địch đưa ra tòa xét xử nhưng do không đủ bằng chứng, phải xử trắng án và đưa về quản thúc tại quê nhà ở xã Mỹ Quới.

Đầu năm 1942, bà liên lạc được với Mặt trận Việt Minh thuộc Thành ủy Sài Gòn. Tại đây, bà là một trong những cán bộ chủ chốt liên lạc giữa Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, Liên Tỉnh ủy Tiền Giang với Thành ủy Sài Gòn, chuẩn bị cho việc thành lập Xứ ủy Nam Kỳ lâm thời.

Tháng 8-1942, trên đường đi công tác, bà bị địch bắt lần thứ hai, đưa ra tòa xét xử và kết án tù chung thân khổ sai, giam tại khám Chí Hòa.

Tháng 3-1945, tận dụng thời cơ Nhật đảo chính Pháp, bà cùng một số cán bộ phá khám, giải thoát cho đa số tù chính trị, nhưng bà lại không thoát kịp.

Đến tháng 6-1945, bà cùng số người còn lại trong tù vận động, thuyết phục một số lính Nhật và đã thoát khỏi nhà tù. Bà trở về Bạc Liêu tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 8-1945, bà tham gia Tỉnh ủy Bạc Liêu, trực tiếp xây dựng đoàn thể Phụ nữ cứu quốc, được bầu làm trưởng đoàn Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bạc Liêu và tham gia cướp chính quyền tại đây.

Tháng 1-1946, bà được Tỉnh ủy Bạc Liêu giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và trở thành đại biểu Quốc hội khóa I, được phân công củng cố tổ chức Hội Phụ nữ hai tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre.

Tháng 4-1947, tại Hội nghị Thành ủy Sài Gòn mở rộng, bà được bầu làm thành ủy viên Thành ủy Sài Gòn. Năm 1948, bà được bầu vào Thường vụ Thành ủy và được phân công nhiệm vụ xây dựng cơ sở Đảng ở các chợ Sài Gòn.

Năm 1952, bà được điều về cơ quan Hội Phụ nữ Nam Bộ, sau đó công tác tại Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam.

Sau Hiệp định Giơnevơ tháng 7-1954, bà được phân công trở lại Sài Gòn phụ trách trưởng Ban Phụ vận Thành ủy, trực tiếp chỉ đạo phong trào phụ nữ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và tham gia củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Đến năm 1958 phụ trách Phụ vận Xứ ủy.

Từ năm 1965, bà được giao nhiệm vụ làm vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương.

Sau ngày miền Nam giải phóng, bà được giao nhiệm vụ đặc trách công tác xây dựng Đảng và là tổ trưởng Tổ công tác cán bộ TP.HCM.

Sau khi nghỉ hưu, bà tiếp tục hỗ trợ công tác ở nhiều đơn vi, tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ tích cực cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm: mth.55661629090602202-ihgn-na-ion-ev-euh-iht-ogn-gnam-hcac-hnaht-oal-ob-nac-neit-aud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa tiễn cán bộ lão thành cách mạng Ngô Thị Huệ về nơi an nghỉ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools