vĐồng tin tức tài chính 365

Làm mới nhạc Trịnh sao cho người trẻ thích mà người lớn không chê?

2022-06-09 13:50
Làm mới nhạc Trịnh sao cho người trẻ thích mà người lớn không chê? - Ảnh 1.

Hai sản phẩm "làm mới nhạc Trịnh" của Phan Mạnh Quỳnh và Juky San vừa ra mắt công chúng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhạc Trịnh không phải ai cũng hát được và càng không phải ai cũng dám hát. Nó đã đi sâu vào đời sống của nhiều thế hệ và trong tiềm thức của họ, nhạc Trịnh chỉ thăng hoa nhất với tiếng hát Khánh Ly, Hồng Nhung, Ánh Tuyết hay lớp kế cận có Quang Dũng, Tùng Dương, Đức Tuấn…

Đối với thứ âm nhạc đã trở thành đền đài như thế, làm mới sao cho người trẻ yêu thích và người lớn không chê đã trở thành bài toán cần được giải đầu tiên đối với những hậu bối như Phan Mạnh Quỳnh hay Juky San.

Tình nhớ phiên bản 2022: Nhạc Trịnh nhưng lại rất… Phan Mạnh Quỳnh

Với những bài hát nhạc phim của Mắt biếc, Bố già… Phan Mạnh Quỳnh được khán giả ưu ái đặt danh hiệu “ông hoàng nhạc phim”. Ở Em và Trịnh, anh tiếp tục được tin tưởng giao cho việc thể hiện một nhạc phẩm đã đi cùng năm tháng là Tình nhớ của Trịnh Công Sơn.

Khi nhận được lời mời từ nhà sản xuất, Phan Mạnh Quỳnh đã rất lo lắng việc một người chủ yếu tự thể hiện các ca khúc của chính mình lần đầu tiên hát nhạc Trịnh chắc sẽ không dễ để được đồng cảm.

Nói lo lắng là thế nhưng thật ra anh lại chọn lựa cách làm mạo hiểm đó là cách tân toàn bộ nhạc phẩm theo hơi hướng giao hưởng nhưng phần hát vẫn có những cách xử lý, luyến láy đặc trưng của Phan Mạnh Quỳnh.

'Tình nhớ' qua phần thể hiện của Phan Mạnh Quỳnh

Tình nhớ được phát hành lần đầu tiên vào thập niên 1970 trong băng nhạc Sơn ca 7 với tựa đề “Khánh Ly và những tình khúc Trịnh Công Sơn”.

Phan Mạnh Quỳnh cho rằng bài hát có ca từ rất “epic” (hoành tráng) và mang đậm tính điện ảnh. Để giãi bày về những cảm xúc day dứt về mối tình đã qua, Trịnh Công Sơn dùng những từ thể hiện độ sâu và rộng như “thênh thang”, “mênh mông”, “lênh đênh”, khiến sự nhớ nhung, day dứt ngập đầy từng nốt nhạc.

Do vậy, nếu Tình nhớ qua tiếng hát của danh ca Khánh Ly là nỗi nhớ nhung miên man kéo dài, thì Phan Mạnh Quỳnh chọn cách thể hiện dồn dập như biển xô sóng trào cuốn người nhạc sĩ vào ký ức về những mối tình đã qua.

“Nhạc Trịnh hay, nhạc Trịnh đẹp, nhưng cái đẹp đôi khi cũng cần có sự cập nhật với thời đại. Biết là "đồ cổ" nó có giá trị của đồ cổ, nhưng đợi đến lúc mấy đứa trẻ đủ già để hiểu thì đã có một khoảng đứt gãy trong sự tiếp nối rồi.

Từ lâu đã thích ca từ trong nhạc Trịnh, nhưng để nghe hết được mấy bản phối cũ của cô Khánh Ly hay Hồng Nhung thì một đứa chưa trải đời như mình có chút quá sức. Phan Mạnh Quỳnh thể hiện được chất tự sự và chiêm nghiệm của nhạc Trịnh mà cảm giác không hề cũ” - khán giả Trần Mặc nhận xét.

Nhưng hẳn sự cách tân của Phan Mạnh Quỳnh cũng không dễ dàng chinh phục lớp khán giả đã thấm sự mộc mạc, tính tự sự và một "nỗi buồn bình thản" trong Tình nhớ bao năm qua. Ngoài ra, Tình nhớ của Phan Mạnh Quỳnh lại sai lời một chỗ: "như" thành "nhưng" (lòng cố lạnh lùng) làm người yêu nhạc Trịnh càng thấy tiếc...

Juky San hát nhạc Trịnh theo phong cách jazz kết hợp lofi

Nếu sự sáng tạo của Phan Mạnh Quỳnh mang tính phá cách thì với Tuổi đá buồn, Juky San cùng nhà sản xuất Huỳnh Quang Tuấn lại chọn cách làm mới dựa trên tinh thần mộc mạc vốn có của nhạc Trịnh.

'Tuổi đá buồn' qua tiếng hát Juky San

Tình ca của Trịnh dù buồn nhưng rất đẹp. Với Trịnh Công Sơn, mỗi nàng thơ đi ngang cuộc đời ông, dù hạnh phúc hay khổ đau, đều để lại những xúc cảm khó phai trên khuôn nhạc. Tuổi đá buồn cũng thế, bài hát tựa như một chiều mưa lãng đãng làm người muốn ngồi xuống suy tư.

Nắm được tinh thần ấy, Juky San không sử dụng quá nhiều kỹ thuật mà chọn hát tự nhiên nhất có thể. Không phải là nỗi sầu muộn liêu trai như Khánh Ly, Tuổi đá buồn qua giọng ca Juky San ẩn chứa một nỗi buồn man mác khơi gợi hoài niệm. Bản phối có nhịp 6/8, theo phong cách jazz thêm vào hiệu ứng lofi, tạo cảm giác như một chiếc băng cassette cũ phủ màu thời gian.

Với Tuổi đá buồn, Juky San không chỉ làm mới nhạc Trịnh mà còn làm mới chính mình sau loạt ca khúc nhạc Hoa lời Việt vốn dành cho số đông đại chúng. Một thử nghiệm mang tính dấn thân của cô, vì thực tế cho thấy phần thể hiện của Juky San nhận về không ít ý kiến trái chiều.

Người cảm được thì khen ngợi cô hát nhẹ nhàng nhưng suy tư, bình thản nhưng sâu lắng. Người không thích thì nhận xét sao nghe “trôi” thế, an toàn thế.

Nhưng vượt qua mọi sự khen chê, nhạc Trịnh đang cần nhiều hơn nữa những người như Juky San hay Phan Mạnh Quỳnh cùng góp sức làm mới để di sản đáng quý ấy tiếp tục được giữ gìn bởi bàn tay người trẻ.

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ gì về các bản phối làm mới nhạc Trịnh của các ca sĩ trẻ?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nghệ sĩ gen Z chung tay làm mới nhạc TrịnhNghệ sĩ gen Z chung tay làm mới nhạc Trịnh

TTO - Tối 5-6, Universal Music Vietnam công bố thông tin về EP 'GenZ & Trịnh'. Đây là dự án các nghệ sĩ trẻ thuộc thế hệ Z như Mỹ Anh, Juky San, Kiên Trịnh, Hoàng Duyên, Obito và Hoàng Dũng cùng bắt tay làm mới nhạc Trịnh.

Xem thêm: mth.63183300190602202-ehc-gnohk-nol-iougn-am-hciht-ert-iougn-ohc-oas-hnirt-cahn-iom-mal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm mới nhạc Trịnh sao cho người trẻ thích mà người lớn không chê?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools