Giải pháp về vốn đầu tư mang tính khả thi nhất và làm sao tránh tình trạng vụ lợi, lợi ích nhóm hay thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó, đường Vành đai 3 có tầm quan trọng đến nhường nào về đảm bảo an ninh quốc phòng, quốc gia, do ngoài tầm ảnh hưởng mang lại đột phá phát triển kinh tế, thuận tiện giao thông vùng, mà chiến lược an ninh quốc gia được nâng tầm qua dự án này...
Đi lại liên vùng ra sao?
Việc đầu tư Dự án, đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 có tổng nguồn vốn đầu tư lớn (dự kiến hơn 147 ngàn tỷ đồng, dài hơn 76km), được lựa chọn thực hiện theo hình thức đầu tư công phù hợp với chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các vùng, miền, địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể.
Đường Vành đai 3 sẽ khởi điểm đầu là nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, theo lý trình đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) chạy đến điểm cuối là nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, theo lý trình đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Trong đó, đối với đoạn từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn có chiều dài khoảng 15,3km (hiện đang khai thác với quy mô 6 làn xe đường đô thị, UBND tỉnh Bình Dương đang cải tạo, nâng cấp và bổ sung các nút giao khác do đó, chưa đầu tư giai đoạn này).
Có thể nói, kinh phí đầu tư cho đường Vành đai 3 là rất lớn, nên sử dụng kết hợp vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, trong đó đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị tác động, ảnh hưởng bởi dự án quy mô này. Do vậy, UBND TPHCM sau khi nghiên cứu kỹ tất cả mọi vấn đề, đã đề xuất phân chia dự án thành các dự án thành phần trên cơ sở như, đối với dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự án thành phần xây lắp, riêng các công trình cầu vượt sông (tại vị trí tiếp giáp hai địa phương) sẽ do một địa phương tổ chức thực hiện (chỉ trong 1 dự án thành phần) để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, tính đồng bộ trong quá trình thiết kế, xây dựng. Theo đó, mỗi địa phương sẽ thực hiện 2 dự án thành phần (1 xây lắp và 1 bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).
Theo đó, các dự án thành phần sẽ được triển khai hoàn thành đồng bộ theo tiến độ chung của toàn dự án. Đó là, Dự án thành phần 1 (22.412 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận TPHCM, trong đó bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc, do UBND TPHCM tổ chức thực hiện. Dự án thành phần 2 (25.610 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 trên địa phận TPHCM, do UBND TPHCM tổ chức thực hiện. Dự án thành phần 3 (2.584 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Đồng Nai, do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện. Dự án thành phần 4 (1.284 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Đồng Nai, do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện.
Dự án thành phần 5 (5.752 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi), do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện. Dự án thành phần 6 (13.528 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Bình Dương, do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện. Dự án thành phần 7 (3.040 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Long An, do UBND tỉnh Long An tổ chức thực hiện và Dự án thành phần 8 (1.168 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Long An, do UBND tỉnh Long An tổ chức thực hiện.
Như vậy, UBND TPHCM cho biết về phương án huy động nguồn vốn và cân đối vốn, gồm ngân sách Trung ương đã cân đối trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho đường Vành đai 3 là 17.146,563 tỷ đồng (chuyển từ Bộ GTVT cho các địa phương, gồm TPHCM 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng, Bình Dương 4.266 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng). Bên cạnh đó, sử dụng nguồn ngân sách địa phương mà đường Vành đai 3 đi qua là 36.637 tỷ đồng...
Đảm bảo an ninh quốc gia
Đường Vành đai 3 sẽ kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển. Do đó, theo UBND TPHCM để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa cao, trong đó việc đầu tư hoàn thành dự án quan trọng quốc gia đường Vành đai 3 TPHCM là hết sức cần thiết và cấp bách vì những lý do chủ yếu, như theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của "Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019", năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp hạng thứ 67/141 nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ đứng thứ 7/12 quốc gia, đặc biệt là các chỉ số về kết cấu hạ tầng đường bộ còn thấp. Do vậy, việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của TPHCM mà còn của các tỉnh, thành liên quan trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước nói chung.
Cũng nhìn nhận về tính cấp thiết với đường Vành đai 3, UBND TPHCM cho rằng tác động đến quốc phòng, an ninh với tính chất là tuyến đường cao tốc đô thị, Đường Vành đai 3 góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, phục vụ tốt cho chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao tính cơ động khi cần huy động nguồn lực, phương án tác chiến đảm bảo quốc phòng - an ninh quốc gia.
"Không để xảy ra trục lợi, thất thoát, lãng phí...", đó là cam kết của UBND TPHCM khi đề xuất đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 3 TPHCM. Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ về triển khai thực hiện các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua gắn với trách nhiệm cụ thể, bảo đảm không để xẩy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí. Lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, công khai, minh bạch và hiệu quả, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãnh phí; hàng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình thực hiện dự án; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai.
Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng cho rằng trong điều hành, chỉ đạo huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực phải tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tiến độ thực hiện, giải ngân của dự án; theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có các giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ xấu; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021- 2025; trong trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Chính phủ kịp thời báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các Bộ ngành thực hiện chức năng quản lý ngành theo quy định đối với dự án. Tiếp tục duy trì Tổ công tác bao gồm lãnh đạo các tỉnh, thành phố và Bộ ngành Trung ương để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho toàn dự án, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện dự án đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.
Xem thêm: lmth.373231_gnohp-couq-hnin-na-ev-gnort-nauq-mat-av-nov-nougn-iouc-iab/h42-gnoht-oaig/nv.moc.nagnoc