Chồn hương hay còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp là một loại động vật hoang dã. Do có giá trị kinh tế cao nên trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên cả nước đã nuôi loại động vật này để phát triển kinh tế gia đình. Hộ của anh Huỳnh Thanh Hùng (42 tuổi) tại xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau cũng là một hộ như thế.
Chia sẻ trên tờ Người Lao động, anh cho biết, do xuất thân từ gia đình thuần nông nên anh có niềm đam mê đặc biệt với nghề chăn nuôi. Anh đã đầu tư nuôi cá, nuôi heo rừng nhưng mô hình kinh tế này không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2016, anh bắt đầu bén duyên với việc nuôi chồn hương. Năm 2019, anh bắt đầu đầu tư tiền để làm chuồng trại nuôi chồn hương. Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn , chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen.
Tại trang trại của anh Hùng, mỗi ô chuồng chỉ dành cho một con ngủ, có không gian vận động. Chuồng xây theo kiểu nhà sàn, phía dưới chuồng nuôi thêm cá rô, cá tra… Trại chồn hương của anh hiện có hơn 140 con, trong đó có 40 con cái đang trong thời kỳ sinh sản.
Chồn hương trong trang trại của anh Hùng. Ảnh: Người lao động.
Chồn hương là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám. Chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trong quá trình nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chồn không bị bệnh, phải thay nước uống thường xuyên, đảm bảo chuồng luôn sạch, khô, thoáng, tránh ẩm thấp.
Chồn hương có đặc tính ăn đêm ngủ ngày nên rất dễ nuôi lại ít thời gian chăm sóc. Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Chúng thường ăn vào khoảng 19h. Thức ăn của chồn chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng, trong đó hoa quả phải tươi ngon. Chồn hương thích ăn các loại côn trùng như kiến, mối, chim, chuột hay các loại bò sát như rắn, thằn lằn và một số loại quả đu đủ, chuối chín, cà phê… hoặc cơm.
Theo tính toán của anh Hùng, do đa phần các đồ ăn của chồn đều là loại có nhiều tại địa phương nên chi phí nuôi rất ít. Một con chồn chỉ mất 4.000 đồng/2 bữa ăn. Những trại quy mô hàng trăm con mỗi ngày chủ nuôi chỉ mất khoảng 3 giờ để cho ăn cũng như vệ sinh chuồng trại.
Trong quá trình nuôi, để chồn không bị các bệnh viêm, bị bệnh về đường tiêu hóa có thể cho chồn sử dụng thêm men tiêu hóa.
"Trong nuôi chồn, lựa chọn con giống được xem là yếu tố quan trọng nhất. Bởi, khi có con giống chất lượng cộng với kinh nghiệm trong chăm sóc và phối giống thì chỉ trong thời gian ngắn chủ nuôi có thể nhân giống lên số lượng lớn. Đàn chồn nhà tôi con đực nặng hơn 6 kg, con cái từ 4-5kg. Với trọng lượng như vậy, sẽ cho ra đàn con chất lượng. Trọng trường hợp bán chồn thịt sẽ được giá cao do đạt loại nhất (trên 2,5 kg/con)" - anh Hùng chia sẻ.
Với chồn sinh sản, khi nuôi chồn từ 8 - 12 tháng chồn sẽ bắt đầu sinh sản. Một con chồn mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 4 con. Hiện trên thị trường, chồn hương giống khoảng 3 tháng tuổi trở lên có giá từ 10 triệu đồng/một cặp, tùy theo kích thước và trọng lượng. Chồn hương thương phẩm từ 2,5 kg trở lên được bán với giá từ 1,4 -1,5 triệu đồng/kg.
Với số lượng chồn đang nuôi lớn, hơn 200 con chồn giống xuất ra thị trường, theo tính toán của anh Hùng, trung bình mỗi năm gia đình anh thu về 800 triệu đồng.
https://soha.vn/tien-tieu-xung-xinh-tau-biet-thu-tien-ty-nho-nuoi-chon-huong-20220610134126878.htmTheo Pha Lê
Nhịp Sống Kinh tế
Xem thêm: nhc.89954638011602202-gnouh-nohc-ioun-ohn-yt-neit-uht-teib-uat-hnix-gnux-ueit-neit/nv.zibefac