Cá Lophius piscatorius có vẻ ngoài rất dễ gây sợ hãi - Ảnh: EURONEWS
Một khảo sát của các nhà khoa học tại Montpellier (Pháp) cho biết hầu như mọi người chẳng mấy quan tâm đến những sinh vật có bề ngoài "xấu xí", ngược lại sự chú ý lại được đổ dồn vào vẻ đẹp của các loài cá có màu sắc sặc sỡ cũng như hình dạng đẹp mắt.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng vẻ ngoài có phần "xấu xí" ấy lại cực kỳ quan trọng với hệ sinh thái dưới nước, trang tin Euronews cho biết.
Trên thực tế, những loài cá "xấu xí" như cá đá bocaccio và cá Lithognathus lithognathus có các đặc điểm sinh thái và tầm quan trọng cao hơn hẳn so với những con cá "bắt mắt".
Các nhà khoa học giải thích những con cá có vẻ ngoài cuốn hút thường không có quá nhiều sự khác biệt về tính di truyền, điều này khiến bộ gene của chúng thiếu đi sự độc nhất. Trong khi đó, các đặc điểm đa dạng di truyền lại có rất nhiều ở những con cá xấu xí.
Tính đặc trưng về mặt sinh thái của những loài cá kém hấp dẫn khiến chúng trở nên cực kỳ quan trọng với hệ sinh thái dưới nước, đặc biệt là với hoạt động của rạn san hô, các nhà khoa học của Montpellier cho biết.
Nicolas Mouquet, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh: "Những loài cá xấu xí về mặt thẩm mỹ cần được bảo tồn như mọi loài cá khác".
Trang tin Euronews cho biết, thế giới sẽ mất đi sự cân bằng về sinh học nếu như định kiến ngoại hình vẫn còn tồn tại trong việc bảo tồn những loài sinh vật "xấu xí".
Một nghiên cứu năm 2020 đã chỉ ra sự quan tâm của công chúng đối với việc bảo tồn hầu như chỉ dành cho những sinh vật dễ thương như gấu Bắc Cực, gấu trúc, hổ, báo tuyết... Trong khi đó, những động vật gặm nhấm và dơi rất ít được để ý đến.
TTO - Dân quê Cà Mau hay gọi thòi lòi là con cá kỳ dị nhứt vì vừa sống dưới nước vừa như... đi bộ được. Nhưng từ ngày nó lên món ăn trên quán đã trở thành đặc sản đắt tiền, và chuyện thuần hóa được loài cá kỳ lạ này cũng... kỳ dị không kém.
Xem thêm: mth.86360853111602202-gnan-tar-ped-uax-teib-nahp-gnart-hnit-tav-gnod-not-oab-gnort/nv.ertiout