Hiện nay đang là cao điểm thu hoạch tiêu thụ trái cây tại cả 2 miền Nam, Bắc. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn đọng gần 1.400 xe hàng, trong đó có gần 1.000 xe, tức hơn 2/3 là hoa quả nông sản chờ xuất khẩu. Tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu cũng là vấn đề lớn được các đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Lê Minh Hoan trên nghị trường.
Trong khi phải cần thời gian để chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch như trả lời của Bộ trưởng, giải pháp căn cơ được nhắc đến vẫn là xây dựng hạ tầng kho trữ nông sản và chế biến sâu. Tuy nhiên thực tế đến nay, đây vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải.
Theo thống kê, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có chưa đến 10 kho lạnh. Trong khi đó, khu vực này có hàng trăm nhà máy sản xuất chế biến nông, thủy sản. Kho của doanh nghiệp thiếu hạ tầng lạnh dẫn đến hao hụt sau thu hoạch lên đến 20 - 40%.
Bài toán kho trữ, logistics và công nghệ chế biến nông sản cần phải đặt ra cấp thiết hơn nữa. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Còn về logistic, 70% lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL phải chuyển về các cảng lớn ở TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, doanh nghiệp phải gánh chi phí vận tải cao hơn 10 - 40%, tùy từng tuyến. Để giải quyết thực tế này, việc cần có những trung tâm kho lạnh và logistics cho ĐBSCL là vấn đề đang được triển khai.
"Trung tâm đó có thể trữ hàng, bảo quản hàng tốt hơn. Chúng ta có thể điều tiết lượng hàng có thể xuất khẩu trong thời gian này hoặc thời gian sau. Lúc đó, người bán có thể làm chủ giá cả", ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI Cần Thơ, cho biết.
Trái cây vẫn là lĩnh vực có tỷ lệ chế biến thấp nhất. Khi bán tươi, cách làm phổ biến hiện nay là vận chuyển bằng container lạnh. Giá container lạnh hiện nay là 50 - 80 triệu đồng/chuyến, trong thời điểm dịch bệnh có khi lên tới 100 triệu/chuyến. Với mức chi phí này, nông sản Việt sẽ khó cạnh tranh về giá khi Trung Quốc vận chuyển nông sản về Việt Nam lại hoàn toàn khác.
"Toàn bộ rau củ của Trung Quốc đóng trong kho lạnh, vận chuyển bằng xe nóng. Chỉ có 2 chai 1,5 lít nước, đông đá, bọc tờ báo, để trong thùng đó, nén chặt, xếp lên xe to như khủng long, bao xung quanh bằng chăn bông, hoặc vải vụn. Tất cả hàng như vậy chuyển từ các tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc chạy về tận Sài Gòn không bằng xe lạnh", bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bagico, chia sẻ.
Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều nông sản cùng loại như vải, thanh long, sầu riêng... đang được Trung Quốc và các nước gia tăng mở rộng diện tích. Bài toán kho trữ, logistics và công nghệ chế biến nông sản cần phải đặt ra cấp thiết hơn nữa.
Thực tế, để đầu tư vào một nhà máy chế biến kinh phí là rất lớn, khoảng 200 - 300 tỷ đồng. Trong bối cảnh hạ tầng chế biến tại nhiều địa phương còn khó khăn, hệ thống bảo quản và sấy nông sản đa năng như đang được áp dụng tại vùng trồng vải Bắc Giang và thủ phủ thanh long Bình Thuận được cho là phù hợp, góp phần hiệu quả trong bối cảnh biến động thị trường hiện nay.
VTV.vn - Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng là cách trái vải Việt Nam bắt đầu hành trình tạo dựng thương hiệu trên trường quốc tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.76302400221602202-iaig-iol-oc-auhc-nehgn-meid-uas-neib-ehc-av-nas-gnon-urt-ohk/et-hnik/nv.vtv