Thông tin ban đầu, vào trưa ngày 12/6, bệnh nhân T.M.H., (nam, sinh năm 1971) và bệnh nhân B.T.B. (nữ, sinh năm 1958), cùng ăn món ăn được chế biến từ sâu ban miêu.
Sau ăn khoảng 1 tiếng, bệnh nhân B.T.B. có triệu chứng buồn nôn, nôn, tụt huyết áp nên được đưa ra Trạm Y tế Lưu Sơn, sau đó được chuyển tới Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương, bệnh nhân B. có biểu hiện nôn ra máu, ý thức lơ mơ, miệng và khoang miệng phồng rộp, đau tức ngực, đau bụng, huyết áp 100/60 mmHg, mạch 60 lần/ phút. Bệnh nhân được tiến hành sơ cứu, truyền dịch.
Sau khi phát hiện bệnh nhân H. có ăn cùng với bệnh nhân B., Trạm Y tế đã tới nhà tiếp cận tư vấn để chuyển bệnh nhân H. tới Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương để thăm khám.
Tại đây, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như bệnh nhân B., phồng rộp lưỡi, đau bụng, nôn ra máu, mạch 90 lần/ phút, HA 130/70 mmHg.
Sau khi xác định 2 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn côn trùng sâu ban miêu, Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương đã chuyển bệnh nhân xuống Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Đến 20h ngày 12/6, bệnh nhân B. tử vong, còn bệnh nhân H. vẫn đang được cấp cứu điều trị trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.
Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Thực chất là loại sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong rất cao và gây khó khăn cho hầu hết các bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này. Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu…
Theo P.V
VTV News
Xem thêm: nhc.51395620141602202-gnurt-noc-na-od-cod-ogn-oab-hnac/nv.zibefac