Toàn cảnh lễ ký kết - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Theo biên bản ký kết, dự án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 2019 - 2021 đã hoàn thành 20 cầu. Giai đoạn 2, từ 2022 - 2024 dự kiến xây dựng 80 cầu.
Trong đó ngân sách từ Quỹ Hy vọng tối đa 50% nhưng không quá 150 triệu đồng/cầu. Nguồn đối ứng từ địa phương từ 50% trở lên tổng mức đầu tư xây dựng cầu.
Dự án với mục tiêu xóa cầu tạm, cầu hư hỏng, xuống cấp và xây dựng lên những cây cầu bêtông, cốt thép chắc chắn; tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh đến trường; người dân thuận tiện qua lại, kết nối giao thông, vận chuyển nông sản, hàng hóa, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
Ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - chia sẻ trong buổi lễ: "Những đóng góp cho công trình giao thông rất quý, giúp các em đi học thuận tiện, người bệnh đi đến các cơ sở y tế dễ dàng, mang đến cho bà con sự an lành. Chúng tôi nghĩ rằng, những đóng góp của quỹ sẽ mang những chiến lược lâu dài, bà con sẽ luôn nhớ đến và tuổi đời của những chiếc cầu sẽ gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Dự án nằm trong chương trình "Nâng bước em đến trường" do Quỹ Hy vọng tài trợ. Tính đến nay chương trình đã xây dựng, khởi công 200 cây cầu tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó TP Cần Thơ 100 cầu, An Giang 58 cầu và Đồng Tháp 33 cầu.
TTO - Trữ nước ngọt "cứu" vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính sứ mệnh của vùng, của quốc gia. Nếu nước không về, không có phù sa, phá vỡ cấu trúc đồng bằng… thì giải quyết như thế nào?
Xem thêm: mth.61384931151602202-paht-gnod-hnis-coh-coub-peit-gnov-yh-uac-001-meht-oc-es/nv.ertiout