vĐồng tin tức tài chính 365

Dòng chảy khí đốt Mỹ sang châu Âu liên tục gặp khó

2022-06-15 16:50

Sau khi khủng hoảng Ukraine nổ ra vào tháng 2, châu Âu đã cố gắng tìm các nguồn khí đốt mới, như từ Mỹ, để giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đã bị cản trở đáng kể vào thứ ba (14/6), khi một công ty khí đốt của Mỹ thông báo sẽ mất vài tháng để sửa chữa Freeport - một cảng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) ở Texas - bị cháy nổ giữa tuần trước.

Sự cố này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 14% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ trong bối cảnh có thông tin rằng tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) sẽ giảm nguồn cung khí đốt đến Đức thông qua đường ống Nord Stream.

Hai thông tin trên đã khiến giá khí đốt tại châu Âu tăng hơn 16% hôm qua. Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ thì diễn biến theo hướng ngược lại, giảm hơn 16%.

Trước đó, các quan chức ước tính sẽ cần ba tuần để nhà ga LNG bị nổ hoạt động trở lại. Tuy nhiên, sau khi tính toán, công ty sở hữu nhà ga cho biết phải cần đến 90 ngày. "Việc hoàn thành các công đoạn sửa chữa cần thiết và đưa nhà máy trở lại hoạt động bình thường sẽ rơi vào khoảng cuối năm 2022", công ty cho biết.

Khói bốc lên từ nhà máy Freeport LNG ở Quintana, Texas, sau một vụ nổ vào tuần trước. Ảnh: Reuters

Khói bốc lên từ nhà máy Freeport LNG ở Quintana, Texas, sau một vụ nổ vào tuần trước. Ảnh: Reuters

Freeport là một trong bảy nhà ga xuất khẩu LNG của Mỹ, vận chuyển khí hóa lỏng đi khắp thế giới bằng tàu siêu tốc. Đóng cửa Freeport tạm thời đồng nghĩa nguồn cung khí đốt trong nước sẽ dồi dào hơn. Khí đốt lẽ ra để xuất khẩu thì sẽ được lưu trữ để sử dụng vào mùa đông tới.

"Nó có ý nghĩa quan trọng đối với cả thị trường Mỹ và toàn cầu. Giá nội địa sẽ thấp hơn vì có nhiều khí đốt nạp vào kho dự trữ. Còn đối với thị trường toàn cầu, nguồn cung sẽ giảm sút và có khả năng giá sẽ tăng ở châu Âu và châu Á", Lindsay Schneider, Chuyên gia khí đốt tại công ty tư vấn RBN Energy, cho biết.

Châu Âu đang tìm thêm khí đốt từ các nhà cung cấp khác, như Qatar, Azerbaijan và các quốc gia ở Bắc, Tây Phi, bao gồm Nigeria và Senegal. Họ cũng đang vận động Australia và các nhà xuất khẩu khác nhanh chóng vận chuyển nhiều khí đốt hơn. Tuy nhiên, châu Âu cũng đang phải cạnh tranh với các nước châu Á tìm kiếm khí đốt để thay thế than đá.

Georg Zachmann, Thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, cho biết bất kỳ sự sụt giảm nào trong nguồn cung LNG toàn cầu đều sẽ có tác động lớn, do nó giáng đòn mạnh vào thị trường vốn đã căng thẳng.

Theo hãng phân tích dữ liệu Refinitiv, nhập khẩu LNG của châu Âu đã lên kỷ lục trong 5 tháng đầu năm. Sản lượng những tháng đó cao hơn tất cả các tháng kể từ năm 2012.

Trong 13 ngày đầu tháng 6, dữ liệu của Refinitiv cho thấy 4,08 triệu tấn LNG đã được bốc dỡ tại các cảng châu Âu. Họ ước tính châu lục này sẽ nhập khẩu khoảng 9,4-9,8 triệu tấn trong tháng 6. Sản lượng này thấp hơn mức 11,29 triệu tấn tháng trước, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 6,11 triệu cùng kỳ năm ngoái

Dữ liệu mới nhất từ Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu cho thấy các kho dự trữ của toàn bộ khu vực EU đã đầy hơn một nửa. Tuy nhiên, con số của từng nước rất khác nhau. Hungary, Croatia và Bulgaria có khối lượng thấp hơn nhiều so với Ba Lan và Bồ Đào Nha.

"Trong bối cảnh Gazprom tiếp tục đem nguồn cung năng lượng ra để đe dọa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc sâu với các quốc gia thành viên để cải thiện khả năng sẵn sàng cho những gián đoạn có thể xảy ra, như thông qua kế hoạch dự phòng phối hợp và thực hiện các quy tắc mới về dự trữ khí đốt", người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết.

Mỹ từ lâu đã xuất khẩu khí đốt sang Canada và Mexico bằng đường ống. Xuất khẩu LNG cũng dần tăng trong thập kỷ qua do sản lượng khai thác trong nước tăng lên. Những năm gần đây, phần lớn lượng LNG xuất khẩu là sang châu Á.

Nhưng kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, chúng đã chuyển hướng sang châu Âu, nơi phụ thuộc 40% khí đốt vào Nga. 4 cảng xuất khẩu LNG mới của Mỹ đã được xây dựng. Hơn 10 cảng đang chờ các cơ quan quản lý và nhà đầu tư tiến hành.

Tuy nhiên, sự cố Freeport đang khiến những người chỉ trích có thêm căn cứ để khẳng định xuất khẩu khí đốt làm tăng giá nội địa. Họ có thể kêu gọi giảm vĩnh viễn lượng khí xuất khẩu.

Paul Cicio, Chủ tịch nhóm vận động hành lang Tổ chức Người tiêu dùng Năng lượng Mỹ, nhận định việc giá cả chịu tác động lớn khi một cảng xuất khẩu đóng cửa là điều "đáng báo động với các nhà hoạch định chính sách liên bang".

Đáp lại, các công ty dầu khí cho rằng có rất nhiều khí đốt ở các mỏ đá phiến xung quanh Pennsylvania, Texas, New Mexico và Arkansas để xuất khẩu và sử dụng trong nước, miễn là cơ quan quản lý chấp thuận cho xây dựng thêm đường ống.

Dù giá xăng tại Mỹ tăng thu hút sự chú ý của công chúng gần đây, trên thực tế, giá khí đốt năm ngoái cũng tăng. Khí đốt tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm

Phiên An (theo NYT, Reuters, E&E)

Xem thêm: lmth.0636744-ohk-pag-cut-neil-ua-uahc-gnas-ym-tod-ihk-yahc-gnod/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dòng chảy khí đốt Mỹ sang châu Âu liên tục gặp khó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools