vĐồng tin tức tài chính 365

Nuốt phải răng giả khi súc miệng, cô gái phải nhập viện cấp cứu

2022-06-16 03:44

Sáng 15/6, TS.BS Lê Trần Quang Minh - Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM) cho biết đơn vị này vừa nội soi gắp dị vật đường thở hiếm gặp.

Theo đó, bệnh nhân là chị H.T.T.H., 29 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức (TP.HCM). Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đang súc miệng thì bị sặc, ho nhiều. Khi nhìn lại thấy hàm trên mất một chiếc răng cửa, chị H. dùng tay móc họng để nôn ra nhưng càng khó thở hơn, khi thở vào thấy đau ở họng.

Khi thấy mình bị ho khan kèm đau ngực, đau tăng khi hít vào, chị H. đến phòng khám bên ngoài nội soi thực quản, dạ dày nhưng không phát hiện dị vật.

Sau khi về nhà vẫn thấy tiếp tục đau và khó chịu, chị H tiếp tục đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM).

Tại bệnh viện, bác sĩ đã thăm khám nhận thấy bệnh nhân ran rít phổi. Sau đó, chị H. được chỉ định chụp CT-Scan ngực, kết quả ghi nhận trong phế quản có dị vật kim loại kích thước 12mm.

Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm tiền phẫu, giải thích tình trạng bệnh cho người nhà chị H. và chuyển bệnh nhân qua phòng mổ soi kiểm tra dị vật.

Quá trình phẫu thuật, khi soi vào phế quản phải tới gần thùy dưới, các bác sĩ phát hiện dị vật là răng có 3 đầu bằng sắt, kích thước 12mm, đầu trên là móc sắt. Các bác sĩ đã gắp ra được dị vật là chiếc răng giả  bọc sứ có 3 chân móc sắt. Vùng dị vật  nề nhẹ, rướm máu.

Chia sẻ về khó khăn khi gắp chiếc răng giả này, Ths.BS Nguyễn Thanh Tùng, trưởng tua trực cấp cứu cho hay: "Dị vật là chiếc răng giả, đầu trên là móc sắt. Đây là vị trí khó lấy do móc sắt cắm chặt vào thành phế quản. Khi gắp chiếc răng giả ra, các bác sĩ lo ngại  móc sắt là kim loại, nếu không lấy khéo léo sẽ gây phù nề, áp xe phổi".

Sau phẫu thuật hiện bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn, không còn đau tức ngực khi hít vào. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong ngày mai.

Theo TS.BS Lê Trần Quang Minh, dị vật đường thở thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (hơn 80%), càng lớn tuổi thì ít hơn, ở người lớn chỉ chiếm khoảng 5-6%. Trường hợp dị vật răng giả rất ít ghi nhận và thường chỉ gặp ở những nước kém phát triển.

Để xác định mức độ nguy hiểm, dị vật đường thở chia làm hai loại là nguồn gốc hữu cơ (các loại hạt, xương gà, cá...) hoặc vô cơ (kim loại, nhựa ...). Theo bác sĩ, dị vật hữu cơ gây nguy hiểm hơn vì khả năng nhiễm trùng cao. Mức độ nguy hiểm còn dựa vào thời gian phát hiện và các bệnh lý kèm theo đối với bệnh nhân đó (cao huyết áp, đái tháo đường)...

Cũng theo TS.BS Lê Trần Quang Minh, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, dị vật đường thở có thể gây biến chứng nặng nề như ho sặc sụa, sốt, khó thở, xẹp phổi, áp xe  phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong...


Theo Kim Vân

Sức khoẻ Đời Sống

Xem thêm: nhc.28015117151602202-uuc-pac-neiv-pahn-iahp-iag-oc-gneim-cus-ihk-aig-gnar-iahp-toun/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nuốt phải răng giả khi súc miệng, cô gái phải nhập viện cấp cứu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools