Tàu chở các sản phẩm dầu mỏ Yang Mei Hu treo cờ Trung Quốc neo đậu tại cảng Kozmino của Nga ngày 13-6 - Ảnh: REUTERS
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 15-6, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn giữ ổn định trong tháng 5 ở mức 5,4 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế đã giảm 155.000 thùng/ngày so với tháng 4, xuống còn 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
"Với giá dầu thô và sản phẩm tinh chế tăng lên trên toàn cầu, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này của Nga ước tính đã tăng 1,7 tỉ USD trong tháng 5 lên khoảng 20 tỉ USD", cơ quan có trụ sở tại Paris (Pháp) cho biết trong báo cáo.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp các lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga bên cạnh các biện pháp trừng phạt khác sau khi Nga đưa quân vào Ukraine.
Bất chấp các lệnh cấm như vậy, EU vẫn là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga, chiếm 43% trong tháng 5.
Giá dầu vẫn giữ trên 120 USD/thùng trong ngày 15-6 do lo ngại dai dẳng về nguồn cung bị siết chặt trên toàn thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai thị trường lớn cho dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga sau EU.
Cũng trong báo cáo ngày 15-6, IEA dự đoán nhu cầu dầu của thế giới sẽ trở lại mức như trước dịch COVID-19 vào năm 2023 khi nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc phục hồi.
Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng lên 99,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022, vẫn thấp hơn 1 triệu thùng so với năm 2019 - thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát. Tuy nhiên bước sang năm 2023, nhu cầu của toàn thế giới sẽ tăng lên khoảng 101,6 triệu thùng/ngày.
IEA có trụ sở tại Pháp và dù trong tên có cụm từ "quốc tế", đây chỉ là một nhóm gồm 31 quốc gia công nghiệp nhưng không bao gồm Nga.
TTO - Chính phủ Ukraine đã thông qua một nghị quyết đình chỉ xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu của nước này trong thời điểm chiến tranh.
Xem thêm: mth.98094130251602202-aum-gnohk-coun-ueihn-ud-oht-uad-ohn-neit-ueihn-meik-nav-agn/nv.ertiout