vĐồng tin tức tài chính 365

Dự án vành đai 3 TP.HCM: Hàng triệu người chờ Quốc hội bấm nút

2022-06-16 04:09

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ trước giờ Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án vành đai 3 TP.HCM ngày 10-6. 

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 1.

* Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đường vành đai 3 trong tổng thể bài toán tạo động lực phát triển cho TP.HCM và các vùng kinh tế?

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 2.

- Kinh nghiệm thế giới là quy hoạch giao thông đều đi theo hướng đầu tư các tuyến vành đai. Sau đó đầu tư các tuyến cao tốc xuyên tâm kết nối với tuyến vành đai tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh phục vụ phân luồng hợp lý cho cả giao thông đô thị và giao thông kết nối liên vùng.

Tuy nhiên hiện nay, kết nối từ Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên, Nam Trung Bộ với TP.HCM chủ yếu sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu và đi qua trung tâm thành phố, điều đó gây ra tình trạng quá tải và ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn thành phố.

Việc đầu tư vành đai 3 TP.HCM vì thế là tất yếu, nếu có nguồn lực phải đầu tư từ lâu. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng xác định trong nhiệm kỳ này sẽ tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các đường vành đai ở các thành phố lớn, trong đó có vành đai 3 TP.HCM.

* Chủ trương gộp vốn ngân sách Trung ương và địa phương cùng làm dự án đã mở ra phương án tối ưu để làm dự án này. Các địa phương cũng cam kết bố trí đủ vốn, nhưng cũng có ý kiến còn băn khoăn về việc bố trí được hay không?

- Hiện nay, TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cân đối nguồn vốn được bố trí từ ngân sách trung ương và nguồn lực của địa phương.

Các tỉnh đã họp bàn bạc, thảo luận và thống nhất bố trí nguồn lực cho thấy quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt của địa phương trong việc phối hợp với trung ương trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng để tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Đây cũng là giải pháp quan trọng để tập trung huy động được mọi nguồn lực để phát triển đất nước.

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 3.
(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 4.

* Báo cáo Kiểm toán Nhà nước quan tâm đến phương án thu hồi vốn đầu tư từ dự án. Bộ Giao thông vận tải đã tính toán với các địa phương ra sao, thưa ông? 

 - Đường vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 41.000 tỉ đồng, đồng thời tận dụng một số đoạn đã đầu tư để kết nối liên thông.

Dù đã nghiên cứu các giải pháp đầu tư theo phương thức PPP, nhưng bối cảnh khả năng thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư gặp khó khăn nên tính khả thi không cao. Chính phủ đề xuất đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời cho phép tổ chức thu phí để thu hồi vốn cho Nhà nước phục vụ mục tiêu tái đầu tư phát triển.

Việc đầu tư theo hình thức đầu tư công, Nhà nước tổ chức thu phí không có tính chất hoàn vốn đầu tư dự án như đầu tư theo hình thức PPP (không tính lợi nhuận cho nhà đầu tư, lãi vay...) sẽ chủ động về thời gian, giá vé phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của doanh nghiệp, người dân khi tham gia giao thông.

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 5.

Sau khi hoàn thành dự án sẽ là động lực quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đối với phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm logistics, phát triển quỹ đất cho thành phố và các địa phương lân cận.

TP.HCM cũng sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước. Đây cũng là hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Để đảm bảo tiện lợi cho người tham gia giao thông, sẽ tổ chức thu phí theo hình thức thu phí điện tử không dừng.

* 10 năm trở lại đây, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có nhiều kinh nghiệm và bài học từ việc làm các tuyến đường cao tốc. Điều này sẽ được áp dụng như thế nào khi làm đường vành đai 3, thưa ông?

- Rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020, UBND TP.HCM đã tham vấn ý kiến Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án; trong đó đề xuất Quốc hội một số cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ, hiệu quả triển khai (xem đồ họa đính kèm).

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 6.


(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 7.

 * Giải phóng mặt bằng lâu nay vẫn là điểm nghẽn lớn khi làm dự án giao thông. Khắc phục điểm nghẽn này như thế nào khi làm đường vành đai 3 TP.HCM, thưa ông?

- Giải phóng mặt bằng tuyến vành đai 3 TP.HCM được đề xuất thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch ngay trong giai đoạn 1 nhằm quản lý tốt quỹ đất và hạn chế tình trạng tăng kinh phí giải phóng mặt bằng trong giai đoạn hoàn chỉnh. Việc này cũng sẽ hạn chế mức độ ảnh hưởng đến người dân và tiết kiệm nguồn lực cho giải phóng mặt bằng trong tương lai.

Giải phóng mặt bằng luôn khó khăn, phức tạp, là đường "găng" của dự án, do vậy sau khi Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ có nghị quyết để triển khai. Việc lập hồ sơ, cắm cọc được thực hiện song song với quá trình lập dự án đầu tư.

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 8.

Xây dựng khung chính sách và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch, ổn định cuộc sống của người dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đất bị thu hồi.

Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ, chia sẻ và phối hợp khi làm dự án. Các địa phương cũng cần phải tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh việc tái lấn chiếm quỹ đất đã được thu hồi nhưng chưa xây dựng.

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 9.

* Những dự án giao thông trước đây có tình trạng hồ sơ, thủ tục bị ách tắc giữa các bộ, ngành và địa phương làm chậm tiến độ. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong việc khơi thông điểm nghẽn này là gì?  

- Thời điểm này, phía trên là Quốc hội, Chính phủ đều "nóng" thì phía dưới các bộ, ngành, địa phương không thể "lạnh".

Bộ Giao thông vận tải với tư cách bộ quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ hỗ trợ TP.HCM và các địa phương hết sức về trình tự thủ tục, kỹ thuật và cùng trao đổi kinh nghiệm tổ chức, thực hiện để bảo đảm tiến độ dự án. Tinh thần là phối hợp để triển khai tốt theo đúng lộ trình, đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa công trình vào khai thác như mong mỏi của nhân dân.

(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 10.
(kì3) QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ ĐỀU “NÓNG”, BỘ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ “LẠNH” - Ảnh 11.

Xem thêm: mth.31612308151602202-tun-mab-ioh-couq-ohc-iougn-ueirt-gnah-mch-pt-3-iad-hnav-na-ud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự án vành đai 3 TP.HCM: Hàng triệu người chờ Quốc hội bấm nút”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools