vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Don Lam: "Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường"

2022-06-16 10:59

Tiền đã bị rút ra khỏi kênh chứng khoán. Đó là điều dễ dàng nhìn thấy khi nhìn vào thanh khoản thị trường những ngày này, các phiên giao dịch tỷ USD cuối năm 2021 đã trở thành quá khứ, trên sàn Hose các phiên giao dịch 40.000 tỷ hiện chỉ còn khoảng 16.000 tỷ/phiên.

Nền kinh tế mở cửa trở lại sau 2 năm vật lộn vì Covid, nhiều ngành du lịch và dịch vụ đã hồi sinh, các chuyến bay quốc tế được nối lại, tiền nhàn rỗi được rút về để phục vụ sản xuất kinh doanh thay vì đổ vào kênh chứng khoán như giai đoạn 2020-2021.

Các lệnh kê mỏng ở dưới giá tham chiếu chỉ cần thị trường rung lắc nhẹ, gặp các lệnh bán MP là có thể khiến các cổ phiếu giảm sàn trong 1-2 phút, cho dù thanh khoản cổ phiếu có thể lên đến hàng triệu đơn vị/phiên.

Các quỹ đầu tư ở thời điểm này, nếu quỹ nào dương so với đầu năm là rất xuất sắc, còn đa phần sẽ âm khoảng 20%, trong khi tài khoản của nhà đầu tư cá nhân có thể giảm 60-70% nếu dùng margin.

Không thể phủ nhận vai trò của thị trường vốn bao gồm thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu trong nền kinh tế, với chức năng huy động vốn trung và dài hạn để "gánh" một phần cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên với những diễn biến giảm nhanh và mạnh trong 2 tháng vừa qua trên TTCK, có lẽ để nhà đầu tư nhỏ lẻ "hoàn hồn" và ở lại thị trường chứng khoán cần thời gian tính bằng năm.

Giai đoạn này là giai đoạn của các quỹ đầu tư dài hạn. Để huy động nhiều nguồn vốn lớn vào TTCK Việt Nam, bài toán đặt ra hiện nay là làm thế nào nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi (emerging market) càng sớm càng tốt.

Nâng hạng thị trường sẽ hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới vào thị trường Việt Nam 

Tại Hội nghị về thị trường vốn diễn ra vào cuối tháng 4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ đặt ra quyết tâm cao thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường vốn, ai vi phạm phải bị xử lý nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, điều quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường; khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Ông Don Lam: Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường - Ảnh 1.

Trong khi đó vào đầu tháng 6/2022, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, ông Don Lam, Đồng Sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho rằng nếu TTCK Việt Nam nâng hạng, có thể hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới hoàn toàn vào thị trường Việt Nam.

"Tôi vừa đi nước ngoài, tôi thấy nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến TTCK Việt Nam, từ Mỹ, EU, Hàn Quốc… lý do lớn nhất là TTCK Việt Nam năm 2022 có PE khoảng 13 lần, năm 2023 PE là 10 lần thôi, nói về định giá PE là hấp dẫn so với các thị trường Đông Nam Á 

Hiện VinaCapital có 20.000 nhà đầu tư trong và ngoài nước và con số này sẽ tăng hàng ngày, hiện quỹ tăng trưởng nhanh nhất là quỹ tập trung vào nhà đầu tư trong nước. Hai quỹ lớn của VinaCapital là VESAF và VEOF năm 2021 tăng trưởng lần lượt 67% và 56,5%, trong khi Vnindex tăng trưởng 35,7%. Năm nay thị trường có xuống 15-20% thì hai quỹ của chúng tôi vẫn không thua lỗ", ông Don Lam chia sẻ. VinaCapital đang đầu tư khoảng 8 tỷ USD tại thị trường Việt Nam, bao gồm các khoản đầu tư niêm yết, vốn đầu tư tư nhân (PE) và bất động sản.

Theo ông Don Lam, nếu muốn kêu gọi đầu tư vào TTCK thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường mới nổi. Ông Don Lam chỉ ra 5 điều kiện quan trọng để nâng hạng thị trường, quan trọng nhất là thanh khoản.

"Năm 2019 thanh khoản trên TTCK Việt Nam chỉ đạt mấy trăm triệu USD/ngày, tới 2021 là cả tỷ USD/ngày - điều này rất quan  trọng. Nếu thanh khoản lên 2-3 tỷ USD/ngày nữa thì nhà đầu tư lớn sẽ vào. Theo đó, cần cải thiện thanh khoản hơn, trong đó cần nhiều sản phẩm hơn, thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn hơn (như đẩy mạnh cổ phần hoá, IPO...).

Tiếp theo là khả năng thanh toán dễ dàng, quản trị và quản lý; thông tin minh bạch (hiện nhiều doanh nghiệp chưa có minh bạch nên chưa tạo được niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài). 

Giới hạn sở hữu nước ngoài đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, thu hẹp số lượng cổ phiếu mà người nước ngoài có thể đầu tư vào, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài phải trả các khoản phí đắt đỏ nếu muốn đầu tư thêm. 

Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, thường đại diện cho ngành lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường (thanh khoản cao sẽ giúp vốn hoá tăng lên rất nhiều), bị giới hạn room cho nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30%. Khi tính thanh khoản thấp, các ngân hàng sẽ bị định giá thấp hơn so với tiềm năng và lợi nhuận của mình. 

Việt Nam cần một số việc nhỏ khác, là cần thêm hàng hóa như thông qua thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, tư nhân hoá. Tạo khuôn khổ pháp lý/thuê cho các quỹ hưu trí độc lập – chìa khoá để chuyển dịch sang đầu tư dài hạn. Khuyến khích chuyển đổi từ đầu tư đơn lẻ sang các quỹ quản lý chuyên nghiệp và có thể gỉảm thiểu biến động trong dài hạn. 

Bên cạnh đó, cần tăng cường các quy định pháp luật về chứng khoán để đẩy mạnh tính minh bạch và trách nhiệm gỉai trình - điều này rất quan trọng trong việc giữ vững lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam", ông Don Lam nhận định.

Cơ hội rộng mở cho 3-5 năm tới

Tại phiên thảo luận "TTCK Việt Nam vượt ghềnh" nằm trong hội nghị nhà đầu tư thường niên, Invest ASEAN 2022 do Maybank Investment Banking Group tổ chức, ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Công ty quản lý quỹ SGI (SGI Capital) đánh giá sớm hay muộn TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng, vì nhu cầu từ cả 2 phía là Việt Nam muốn nâng hạng, và thế giới cũng muốn tìm ra các cơ hội đầu tư tốt.

Ông Don Lam: Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường - Ảnh 2.

"Các cơ hội đầu tư tốt như ở Việt Nam hiện trên thế giới không nhiều. Các cơ quan nhà nước đang rất nỗ lực thời gian gần đây để gỡ các nút thắt để tháo gỡ các vấn đề giúp thị trường nâng hạng. 

Trên thế giới có một số tổ chức đánh giá nâng hạng như MSCI hoặc FTSE, Việt nam đang trong watch list của họ, tôi nghĩ quá trình này đang xử lý từng bước.

Dòng tiền các quỹ đầu tư thật ra họ không chờ đến ngày nâng hạng chính thức, gần đây nếu nhìn danh sách cổ đông lớn tại một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sẽ thấy một số tên tuổi lớn trên thế giới, các quỹ này chỉ đầu tư vào thị trường mới nổi (EM) thì nay họ đang đến Việt Nam, quá trình này đang diễn ra dần. 

Chỉ 1-2 năm nữa thị trường Việt Nam có thể vào danh sách theo dõi của MSCI, hay vào chính thức vào danh sách dưới của FTSE, sau đó vào dần các danh mục cao hơn.

Đồng thời, xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (S&P) lên mức cao nhất của thị trường đầu cơ, cao hơn nữa thì vào hạng mục có thể đầu tư. Bóc tách khoảng 40 thị trường EM thì chỉ có khoảng 4-5 thị trường đang ở hạng tương đương hoặc thấp hơn Viêt Nam, còn đại đa số là trên – có thể đầu tư. 

Với tốc độ điều hành và ổn định vĩ mô như hiện nay, cộng thêm việc hoàn thiện cơ chế liên quan đến thị trường tài chính ngân hàng và kinh tế nói chung, nâng GDP tăng trưởng tốt lên thì Việt Nam sẽ được các tổ chức như S&P, Moody’s nâng hạng vị trí của thị trường Việt Nam trên thị trường nợ. Những yếu tố đó cộng thêm việc nguồn vốn FDI vào Việt Nam đang rất open, là quốc gia gần như mở cửa nhất trên thế giới bây giờ, thì việc nâng hạng thị trường EM là gần như chắc chắn xảy ra", ông Phúc nhận định.

"Với người đầu tư trên thị trường chứng khoán, thì không thể bỏ lỡ, đây là cơ hội tương đương việc chúng ta cách đây 15 năm mở cửa thị trường tài chính, bước vào thị trường frontier market, như năm 2006 đã kéo được 2 tỷ USD vào thị trường. Hiện thị trường Việt Nam đang chuyển dần toàn diện vào thị trường EM là quá trình tương tự, có thể không bùng nổ quá nhanh, nhưng rộng mở rất nhiều cơ hội cho 3-5 năm tới. Tôi nghĩ rằng những lo lắng trong ngắn hạn là cơ hội lựa chọn cổ phiếu tốt và rẻ cho dài hạn", ông Phúc nêu quan điểm.

TS. Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Đầu tư – Kinh tế gia trưởng Dragon Capital cho rằng, câu chuyện nâng hạng thị trường là chắc chắn.

"Sẽ có đoạn thị trường được định giá PE 20-22 lần (đã từng xảy ra trong quá khứ). Vậy nếu nhìn PE thị trường hiện nay khoảng 12,5 lần, giả sử tình huống 7 năm sau là thời gian lâu nhất thị trường mới được nâng hạng, thì nếu mua ở giai đoạn này, kéo dài trong 7 năm, thì sẽ được trên 20% hiệu suất đầu tư mỗi năm", ông Tuấn nhận định.

https://cafef.vn/ong-don-lam-neu-muon-keu-goi-dau-tu-thi-quan-trong-nhat-la-nang-hang-thi-truong-20220615192757644.chn

Theo Châu Cao

Nhịp Sống Kinh tế

Xem thêm: nhc.35383539061602202-gnourt-iht-gnah-gnan-al-tahn-gnort-nauq-iht-ut-uad-iog-uek-noum-uen-mal-nod-gno/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Don Lam: "Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools