Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ các giao dịch liên quan đến năng lượng Nga bao gồm hoạt động khai thác, sản xuất, tinh chế, hóa lỏng, khí hóa, tái hóa, chuyển đổi, chế tạo, vận chuyển hoặc mua dầu mỏ.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh quyết định miễn trừ các lệnh trừng phạt tài chính lên Nga của Mỹ sẽ hết hiệu lực vào ngày 24/6 tới. Mặc dù lượng nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ Nga không nhiều, song việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung năng lượng của Nga được dự báo sẽ làm trầm trọng hơn nữa tỷ lệ lạm phát tại Mỹ, vốn đã chạm mốc 8,6% trong tháng 5.
Cuối tháng 5/2022, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói biện pháp trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, theo đó chặn tới 90% xuất khẩu dầu của Nga vào khối này. Đây là gói biện pháp cứng rắn nhất của EU đối với Nga kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine hôm 24/2 và dự kiến sẽ tác động mạnh tới nguồn thu tài chính của Moskva.
Mỹ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, nhưng trên thực tế các quốc gia châu Âu vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng này. Lệnh cấm vận mới của EU áp dụng với dầu Nga vận chuyển qua đường biển, nhưng không áp dụng với dầu chuyển qua các đường ống dẫn do một số nước trong EU như Hungary, Slovakia và CH Czech khó có thể tìm ngay được các nguồn cung thay thế năng lượng từ Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.20453445071602202-agn-gnoul-gnan-iov-tahp-gnurt-neim-nah-aig-ym/et-hnik/nv.vtv