vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ án Công ty TNHH tinh bột sắn Dương Minh Châu: Lừa đảo hơn 37,6 tỷ đồng

2022-06-17 16:14

Đây là vụ án liên quan đến nhiều nông dân trồng nông sản trên vùng đất Tây Ninh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, số tiền vay mượn dân sự, mang nợ phải trả lên đến hơn 400 tỷ đồng, riêng trong vụ án hình sự này 2 bị cáo bị truy tố lừa đảo chiếm đoạt hơn 37,6 tỷ đồng.

Mua củ mì và vay tiền nhiều nơi

Theo Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh và Bản Cáo trạng của VKSND tỉnh Tây Ninh, truy tố 2 bị cáo là Trần Thị Tùng (SN 1966, quê Bình Định, trú P1, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH tinh bột sắn Dương Minh Châu - Công ty DMC) và bị cáo Trần Thị Thơ (SN 1964, chị ruột Tùng). Từ ngày 30-10-2020, nhiều người dân gửi đơn tố cáo Công ty DMC mua củ mì (củ sắn) và vay tiền nhưng không thanh toán, với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Sau khi thụ lý điều tra cho thấy, Công ty DMC thành lập từ ngày 17-8-2010, ngày 8-1-2018 vốn điều lệ Công ty DMC là 90 tỷ đồng, Tùng góp vốn 25 tỷ đồng, còn lại là của Thơ, và Trần Thị Thơ làm giám đốc. Sau khi làm giám đốc, Thơ trực tiếp điều hành, quản lý công ty hoạt động kinh doanh nhưng không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ, nợ tiền nhiều cá nhân, tổ chức, trong đó nợ của những người bán củ mì cho công ty, như bà N.T.P hơn 1 tỷ đồng, ông L.V.H hơn 1,3 tỷ đồng, ông D.V.T hơn 1,3 tỷ đồng, ông N.V.N gần 2 tỷ đồng, ông L.T.H hơn 2,4 tỷ đồng, ông N.H.P hơn 1,3 tỷ đồng, bà N.T.T.D hơn 7,7 tỷ đồng...

Chưa hết, Công ty DMC còn vay nợ của nhiều tổ chức, cá nhân khác và lâm vào cảnh mất khả năng thanh toán, dẫn đến nợ nhiều nơi, như nợ bà T.H.Y hơn 7,7 tỷ đồng, bà N.T.L.T 22 tỷ đồng, ông T.M.T 13 tỷ đồng, Công ty CPTM Bắc Hồng Lam hơn 32 tỷ đồng... Trong rất nhiều nạn nhân bán củ mì và cho Công ty DMC vay mượn, có nợ vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần... Chi nhánh tỉnh Tây Ninh hàng chục tỷ đồng. Chưa hết, Công ty DMC còn nợ tiền thuế lên đến hơn 20 tỷ đồng và nợ tiền Bảo hiểm xã hội của huyện Dương Minh Châu là hơn 177 triệu đồng...

Người nông dân "một nắng hai sương". Ảnh minh họa

Huy động vốn để sản xuất?

Với số tiền mua nợ củ mì, bán tinh bột và vay mượn khắp nơi như nêu trên, đến ngày 20-8-2019, khi biết không còn khả năng thanh toán các khoản nợ, Trần Thị Thơ chuyển giao chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm người đại diện theo pháp luật, Giám đốc Công ty DMC cho em ruột mình là Trần Thị Tùng. Tuy nhiên, thực tế Thơ vẫn là người quản lý, điều hành hoạt động của Công ty DMC. Thời điểm này, mặc dù không còn khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ "khổng lồ", Trần Thị Thơ với danh nghĩa cá nhân, danh nghĩa công ty và được sự thống nhất của Trần Thị Tùng, Trần Thị Thơ vẫn tiếp tục huy động vốn của nhiều người và nói dối là dùng tiền vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy Thơ sử dụng dòng tiền huy động vốn mới rồi mang trả các khoản nợ vay cũ mà Công ty DMC nợ trước đây. Chưa hết, Công ty DMC còn đứng ra tiếp tục thu mua củ mì của nông dân Tây Ninh, tiếp tục chiếm đoạt tiền huy động, tiền mua củ mì, tiền bán tinh bột.

Trong hàng loạt vụ việc, như vụ vay tiền từ tháng 12-2019 đến tháng 5-2020, Trần Thị Thơ chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng của 9 nạn nhân. Hay tiền mua củ mì, bán tinh bột củ mì từ tháng 8-2019 đến tháng 6-2020, Trần Thị Thơ mua củ mì, bán tinh bột của 34 người, chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng... Theo kết quả điều tra, tổng cộng số tiền mà Công ty DMC do Thơ và Tùng điều hành mang nợ tổng cộng hơn 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, về trách nhiệm hình sự theo Bản cáo trạng của VKSND tỉnh Tây Ninh truy tố trong vụ án, 2 bị cáo Trần Thị Tùng và Trần Thị Thơ dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt qua hình thức huy động vốn vay của 9 người với tổng số tiền là hơn 13 tỷ đồng, chiếm đoạt qua hình thức mua củ mì và bán tinh bột của 34 người là hơn 22 tỷ đồng, chiếm đoạt tiền mua vật tư của 2 công ty hơn 1,8 tỷ đồng. Tổng số tiền mà Trần Thị Tùng và Trần Thị Thơ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt là hơn 37,6 tỷ đồng, sử dụng cá nhân.

Ngay khi vụ án bị khởi tố điều tra và khởi tố bị can, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh đã ghi nhận những tài sản mà Chi cục Thi hành án huyện Dương Minh Châu đã kê biên để đảm bảo việc thi hành án sau này, gồm toàn bộ nhà máy, máy móc của Công ty DMC, 2 thửa đất khoảng 7.000m2 và 3 xe đầu kéo. Đồng thời liên quan đến vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh cũng đã ra quyết định kê biên đối với 28 thửa đất... Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo Cơ quan CSĐT về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Trần Thị Tùng và Trần Thị Thơ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự. Còn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là không có.

Người dân kéo đến đòi nợ Công ty DMC

Nhiều vụ tranh chấp dân sự

Bên cạnh vụ án hình sự mà TAND tỉnh Tây Ninh chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 24-6 tới, với 2 bị cáo là Trần Thị Tùng và Trần Thị Thơ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hơn 37,6 tỷ đồng, thì cũng qua kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh, tại Công ty DMC còn có hàng loạt vụ tranh chấp dân sự, mà số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng (nợ dân sự phải trả hơn 400 tỷ đồng). Trong đó, như vụ ngày 3-3-2021, Cơ quan CSĐT tiếp nhận hồ sơ vụ án dân sự phúc thẩm (ngày 5-11-2020), về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là bà Trương Thu Hồng và bị đơn là Trần Thị Thơ để xem xét trách nhiệm hình sự của Thơ.

Tuy nhiên, kết quả điều tra thể hiện bị can Trần Thị Thơ lúc đó vay tiền của bà Hồng là trước thời gian mất khả năng thanh toán và chưa chuyển giao chức danh Giám đốc Công ty DMC cho bị can Trần Thị Tùng. Do đó việc vay mượn tiền giữa bị can Thơ và bà Trương Thu Hồng là tranh chấp dân sự. Bên cạnh đó, bị can Trần Thị Thơ còn phải thi hành 9 bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật với tổng số tiền hơn 76 tỷ đồng. Như bản án số 183/2020/DS-PT ngày 11-9-2020 của TAND tỉnh Tây Ninh với nội dung buộc Công ty DMC trả cho bà Trương Thị Lan số tiền nợ là hơn 43,3 tỷ đồng và tiền lãi hơn 2,6 tỷ đồng (tổng cộng phải trả nợ là hơn 46 tỷ đồng). Cũng như bản án số 185/DS-PT ngày 11-9-2020 của TAND tỉnh Tây Ninh buộc Công ty DMC trả cho anh Vương Phước Chánh hơn 4,7 tỷ đồng (cả tiền nợ gốc và lãi).

Trong hàng loạt bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực, như vụ quyết định của TAND huyện Dương Minh Châu, Công ty DMC có trách nhiệm trả cho bà Nguyễn Thị Hiền số tiền 4,3 tỷ đồng; Bản án của TAND huyện Dương Minh Châu buộc Công ty DMC trả cho ông Nguyễn Duy Tặng và bà Võ Thị Minh số tiền hơn 1,1 tỷ đồng; Hay vụ quyết định công nhận sự thỏa thuận của TAND TP.Tây Ninh với nội dung bà Trần Thị Thơ và ông Nguyễn Văn Liêm (chồng Trần Thị Thơ) trả cho anh Lê Thanh Tú số tiền nợ gốc còn lại là hơn 2,8 tỷ đồng; vụ TAND TP.Tây Ninh tuyên bản án số 08/2021/DS-ST ngày 28-1-2021 với nội dung buộc ông Nguyễn Văn Liêm và bà Trần Thị Thơ phải có nghĩa vụ liên đới trả cho anh Vương Bình Thạnh và chị Nguyễn Thị Trà My số tiền nợ gốc là 13,5 tỷ đồng...

Theo Quyết định của TAND tỉnh Tây Ninh, vụ án do Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Phạm Thị Thanh Giang, cùng Thẩm phán Phạm Văn Diệp (bên cạnh đó có 6 thẩm phán dự khuyết). Thư ký phiên tòa là Trần Phước Hậu. Hai bị cáo Trần Thị Tùng và Trần Thị Thơ được Luật sư Đặng Hoài Vũ - Luật sư trưởng Văn phòng Luật sư Đặng Hoài Vũ và Đồng sự, thuộc Đoàn Luật sư TPHCM bào chữa. Vụ án hình sự này hơn 50 người là bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia...
Quốc Phong

Xem thêm: lmth.117231_gnod-yt-673-noh-taod-meihc-oad-aul/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế vay

“Vụ án Công ty TNHH tinh bột sắn Dương Minh Châu: Lừa đảo hơn 37,6 tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools