vĐồng tin tức tài chính 365

Lan tỏa tiện ích đến vùng sâu, vùng xa

2022-06-19 10:12
Lan tỏa tiện ích đến vùng sâu, vùng xa - Ảnh 1.

Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình Ngày không tiền mặt 2022 do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Thực tế từ công nhân trong khu công nghiệp đến nông dân ở nông thôn và ngư dân nơi biển xa đang chuyển nhanh sang tiêu dùng không tiền mặt vì tiện lợi và an toàn.

Đỡ "lạnh sống lưng" như khi cầm tiền mặt

Ông Nguyễn Phú Cường (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang) cho biết ông canh tác 3ha lúa tím theo mô hình bán hữu cơ, đạt chuẩn châu Âu và được hợp tác xã cung cấp giống, hỗ trợ một phần chi phí sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 

Hiện việc bán lúa cũng nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ việc nhập cân lúa bằng ứng dụng trên điện thoại, cân xong là thành tiền luôn. Quan trọng hơn, tiền thanh toán qua tài khoản ngân hàng nên giảm được rủi ro.

"Tui không phải kiểm đếm, đi đâu đêm hôm cũng an toàn. Hồi trước ghi lúa thủ công, đọ sổ tới lui rồi ngồi đếm số tiền vài trăm triệu đồng mất thời gian lắm. Giờ thì nhẹ cả người", ông Cường chia sẻ. 

Ngoài việc bán lúa không tiền mặt, ông Cường còn dùng tài khoản ngân hàng để đóng tiền điện, nước, đóng học phí cho con đi học, mua hàng online và tất cả gần như đã rất quen thuộc.

Còn ông Đoàn Thanh Hiền, nông dân trồng xoài ở xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), cho biết 50% lượng xoài của ông được bán bằng đặt hàng qua mạng. 

"Bán hàng qua mạng thì tiền cứ tự chạy vào tài khoản của mình, vận chuyển cũng có đơn vị giao hàng chuyên nghiệp làm bài bản yên tâm. Bán cho thương lái thì có ngại khi giá cả trồi sụt, dễ bị gối đầu, cò kè giảm giá", ông Hiền chia sẻ.

Tại Sóc Trăng, nông dân trồng lúa, nuôi tôm cũng dần quen với việc không dùng tiền mặt. Ông Nguyễn Văn Tiền, một nông dân nuôi tôm sú ở xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu), nói vui giờ ra đường chỉ sợ... không có tiền trong tài khoản chứ còn lại, có thể thanh toán mọi thứ. 

Trước đây khi chưa mở tài khoản ngân hàng, mỗi khi mua thức ăn tôm, ông Tiền phải ôm cả trăm triệu đồng chạy xe máy đi mua, giờ nghĩ lại thấy "lạnh sống lưng". "Giờ đến lúc bán tôm, cứ nghe điện thoại kêu cái beng, số dư nhảy lên, không đếm, không sợ thiếu, cũng chẳng ngại tiền cũ. 

Thấy tiện vậy nên tôi cũng chia sẻ với nhiều bà con để cùng đăng ký dịch vụ chuyển nhận tiền qua tài khoản, trên điện thoại, giao dịch trên 24/24 giờ, bất cứ ở đâu, rất tiện lợi", ông Tiền vui vẻ nói.

Lan tỏa tiện ích đến vùng sâu, vùng xa - Ảnh 2.

trẻ được tư vấn về chuyến xe mang thông điệp “không tiền mặt” trước Nhà hát lớn Hà Nội - Ảnh: DANH KHANG

Trước đây bán cá, nhận tiền "tươi", tụi tui lận một phần trong túi đi nhậu hoặc mua đủ thứ linh tinh, tốn kém. Nay tiền "chui" vô tài khoản cần chi khoản lớn thì chuyển khoản, nói rút tiền đi tiêu pha lặt vặt có khi đã... làm biếng nên tiết kiệm hơn đó.

Ông Lương Công Xuyên (một chủ tàu cá ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) nói vui

Ngư dân cũng đã dần quen mặt... app

Trong khi đó, nhiều ngư dân và gia đình họ ở vùng biển cũng bày tỏ sự thích thú khi sử dụng "ví" tiền qua app ngân hàng vì vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm hơn so với sử dụng tiền mặt. 

Chúng tôi chứng kiến chuyện ông Nguyễn Kim Thoảng, chủ một tàu đánh cá nghề lưới rút ở khu phố Phú Thọ 2 (phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), nhắc vợ: "Bà lên app chuyển cho ông Bốn 40 triệu đồng tiền dầu nghen, tui mới ghé cây dầu ổng bơm cho tàu" mà thấy cuộc sống giờ thật nhiều tiện lợi khi không phải cầm tiền mặt.

Nghe chồng nói, bà Trang lấy điện thoại mở app Agribank chuyển ngay. "Hồi đầu nghe nói xài app tài khoản qua điện thoại tui ngại lắm vì sợ chuyển lộn, mất tiền. Vậy mà xài app hơn năm nay tui thấy quá tiện lợi", bà Trang chia sẻ.

Người phụ nữ 52 tuổi này cho biết bà được con gái "huấn luyện" trong thời gian ngắn là biết sử dụng "ví tiền" trên điện thoại. Bây giờ, tiền bán cá cho chủ nậu, vựa cũng chuyển vào tài khoản, tiền thanh toán các loại phí tổn như dầu, đá lạnh, thực phẩm cho bạn thuyền... đều thông qua app mà không phải cầm tiền đưa trực tiếp như trước kia. 

"Chuyển tiền qua lại có nhầm số tiền thì bằng chứng cũng còn trên app đó, chả ai cãi nhau, chả ai thêm bớt được", bà Trang thổ lộ.

Ngư dân Nguyễn Văn Trẻ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cũng cho hay ban đầu được chủ tàu trả tiền công bằng chuyển khoản, ông thấy rườm rà, bất tiện. Tuy nhiên sau một thời gian được trả thù lao mỗi chuyến biển bằng hình thức này, ông quen dần và thấy tiện ích. "Quan trọng nhất là mình không lo bị rơi mất tiền như khi dùng tiền mặt", ông Trẻ nói.

Lan tỏa tiện ích đến vùng sâu, vùng xa - Ảnh 4.

Ngư dân đưa cá ngừ đánh bắt được về cảng cá Đông Tác (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) - Ảnh: DUY THANH

Bán cà phê, mua ký thịt chỉ cần alô, chuyển khoản là xong

Nhiều nông dân tại Đắk Lắk cũng cho biết cuộc sống giờ rất tiện lợi khi có dịch vụ mà họ gọi là "bắn tiền qua tài khoản". Cầm cuốn sổ ghi nợ, ông Phạm Hùng Vương (trú xã Phú Xuân, Krông Năng) với tay lấy chiếc điện thoại, vào app ngân hàng, lần lượt chuyển tiền cho các bạn hàng. 

Đây thực sự là một "cuộc cách mạng" so với trước đây mỗi lần bán cà phê phải lên đại lý chốt khối lượng, đơn giá rồi nhận tiền về trả cho từng chủ nợ. 

"Cà phê đã gửi ở đại lý nên mỗi lần muốn bán chỉ cần gọi điện chốt giá, khối lượng. Sau đó tiền sẽ được "bắn" vào tài khoản rồi mình chi trả cho những người bán phân thuốc, cũng qua tài khoản luôn. Khỏe lắm", ông Vương nói.

Không chỉ mua bán nông sản mà ở Đắk Lắk hiện tại ngay cả việc mua ký thịt hằng ngày giờ cũng có thể đặt hàng, chuyển khoản hoàn toàn qua mạng. Chị A.T. (trú Buôn Ma Thuột) cho biết do công việc văn phòng bận, chị ít khi đi chợ được nên ở nhiều chợ truyền thống, chị có mối quen với sạp rau, cá, thịt nên giờ cần ăn gì chỉ cần gọi là người ta mang tới.

"Đương nhiên mình phải quen chủ hàng, họ uy tín nên luôn lựa đồ mới, đảm bảo an toàn. Chỉ cần gọi, nhắn tin là họ lựa rồi đưa đến nhà, mình chuyển khoản là xong. Chợ búa kiểu này giờ cũng nhàn hơn trước nhiều", chị A.T. chia sẻ.

Hỗ trợ người vùng sâu, vùng xa thanh toán không tiền mặt

Ngoài thanh toán không tiền mặt, nông dân còn dùng ứng dụng trên điện thoại để bán lúa nhanh chóng - Ảnh ĐẶNG TUYẾT 1(Read-Only)

Ngoài thanh toán không tiền mặt, nông dân còn dùng ứng dụng trên điện thoại để bán lúa nhanh chóng - Ảnh ĐẶNG TUYẾT

Chúng tôi đang yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm tiện lợi, nhất là thanh toán không tiền mặt để ngày càng có nhiều người tham gia, vừa an toàn, vừa hiện đại.

Ông Trần Văn Lâu (chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

Ông Trần Văn Phúc - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định - cho biết ngành nông nghiệp hiện chi trả hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân hay tiền dịch vụ môi trường rừng cho nông dân đều qua tài khoản. Các huyện, thị xã, thành phố ở Bình Định đã trả bằng hình thức này cho nông, ngư dân đạt khoảng 50-70% và hiện đang vận động để tăng tỉ lệ này.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng - giám đốc Hợp tác xã Nông Thuận Phát, huyện Chợ Mới, An Giang - cũng cho biết việc thanh toán không tiền mặt hiện nay không xa lạ với nông dân, nhất là những nông dân trong hợp tác xã.

"Các ngân hàng đều có hỗ trợ mở tài khoản miễn phí cho nông dân, hội nông dân địa phương cũng có chương trình tập huấn hướng dẫn cho bà con chuyển đổi dần nhằm rút ngắn thời gian, an toàn và tiện lợi cho cả người mua và người bán. Tôi thấy việc áp dụng không tiền mặt trong giao dịch, nông dân sẽ khỏe hơn", bà Hồng nói.

Ông Đỗ Thanh Thuấn - phó chủ tịch Hội nông dân huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp - thì hồ hởi chia sẻ kế hoạch liên kết với sàn thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển bưu điện để hướng tới chuyển đổi số cho nông dân, áp dụng thanh toán không tiền mặt đồng loạt cho nhiều nông dân và hy vọng ngay cuối năm 2022 có thể hoàn thành kế hoạch này.

Theo Agribank chi nhánh tỉnh An Giang, hiện bảo hiểm xã hội hoàn toàn không dùng tiền mặt để chi trả tiền lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp. Ở lĩnh vực y tế cũng đang được chuyển đổi dần để người dân trả phí khám chữa bệnh không tiền mặt.

"Đặc biệt năm 2022, ngân hàng triển khai thẻ Lộc Việt đẩy mạnh dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần giảm nạn tín dụng đen ở địa bàn này", một lãnh đạo Agribank chi nhánh An Giang cho biết.

Ông Nguyễn Phước Lộc - phó giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Sóc Trăng - cho biết nông dân hiện nay đã sử dụng thành thạo thẻ tín dụng để thanh toán chi phí mua phân bón và các chi phí sinh hoạt khác.

Từ năm 2020, đơn vị đã đẩy mạnh triển khai thẻ tín dụng cho nông dân, được bà con tích cực đón nhận. "Hiện chúng tôi đã phát hành trên 6.000 thẻ, dư nợ mỗi thẻ 30 triệu đồng. Nông dân được cấp thẻ tín dụng này không được rút tiền mặt sử dụng mà chỉ sử dụng thanh toán các dịch vụ, chi phí sản xuất, sinh hoạt", ông Lộc cho biết.

Cụ thể hóa thông điệp "không tiền mặt"

TTD-7191 1(Read-Only)

Anh Kiên (phải) và nhóm bạn được nhân viên tư vấn về chuyến xe mang thông điệp "không tiền mặt" khu vực đường Thanh Niên (thành phố Hà Nội) - Ảnh: T.T.D.

Nhiều đơn vị tham gia cùng Tuổi Trẻ trong Chuyến xe không tiền mặt 2022 chia sẻ rằng chuyến xe chính là nơi các thông điệp về sự chuyển mình mạnh mẽ của thanh toán số, chuyển đổi số được đưa đến một cách gần gũi với người dân.

Hôm qua 18-6, Chuyến xe không tiền mặt 2022 đã di chuyển qua nhiều tuyến phố, khu vực tại Hà Nội như công viên Thống Nhất, quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, chùa Trấn Quốc, vườn hoa đặt đôi rồng gốm ở hồ Tây...

Với thiết kế màn hình LED độc đáo trên chiếc xe tải cùng các tiện ích không tiền mặt được giới thiệu đã thu hút sự chú ý của khá đông người dân đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm cùng chiếc xe.

Trước giờ lăn bánh chính thức, đại diện một số ngân hàng thông tin về những hoạt động cụ thể trên hành trình.

* Sacombank: ngân hàng sẽ mang đến cho khách những trải nghiệm của hầu hết các công nghệ thanh toán mới nhất trên thị trường như thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động (NFC), thanh toán Tap to phone, thanh toán chạm (Contactless), thanh toán QR, thanh toán bảo hiểm trên ứng dụng Sacombank Pay.

Khi đến trải nghiệm dịch vụ, khách hàng sẽ được nhận ngay túi canvas xinh xắn và hàng loạt ưu đãi hấp dẫn như: voucher Urbox 100.000 đồng cho khách hàng đăng ký tài khoản Sacombank Pay thành công; hoàn 50% hóa đơn (tối đa 200.000 đồng) khi giao dịch tại một số cửa hàng thuộc khu vực chạy bộ tượng đài Lý Thái Tổ, được miễn phí thường niên khi mở thẻ tín dụng và thẻ thanh toán Sacombank (ngoại trừ thẻ Sacombank Tiki Platinum); được giảm 40% phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm du lịch quốc tế Liberty TravelCare trên Sacombank Pay.

* MB Bank: giới thiệu đến với khách hàng các nền tảng số dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó sẽ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản cũng như hướng dẫn các tiện ích trên app như tạo QR code và thanh toán qua QR, các thanh toán hóa đơn, mở tài khoản eKYC...

MB Bank kỳ vọng với Chuyến xe không tiền mặt sẽ giúp độ nhận diện của ngân hàng được tốt, rộng hơn. Cùng với đó từ việc trải nghiệm các dịch vụ, sản phẩm tốt thông qua chương trình sẽ giúp thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng...

* HD Bank: sẽ giới thiệu một số tính năng mới tới khách hàng như mở tài khoản số đẹp, có thể đăng ký mở tài khoản thanh toán trực tuyến eSkyOne theo số điện thoại, ngày sinh... vừa dễ nhớ, miễn nhiều phí lại nhanh chóng với công nghệ eKYC, có thể giao dịch ngay và nhận ưu đãi hoàn tiền, tặng tiền trực tiếp vào tài khoản...

Ngân hàng mong sau chương trình, với sự trải nghiệm tốt sẽ thu hút được thêm các khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của mình.

THÀNH CHUNG

Rộn ràng Giải chạy Ngày không tiền mặt 2022 tại bờ hồ Hoàn KiếmRộn ràng Giải chạy Ngày không tiền mặt 2022 tại bờ hồ Hoàn Kiếm

TTO - 6h sáng nay 19-6, Giải chạy bộ Ngày không tiền mặt 2022 đã khai mạc tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2.000 vận động viên đã góp mặt tại sự kiện ý nghĩa này.

Xem thêm: mth.45660018091602202-ax-gnuv-uas-gnuv-ned-hci-neit-aot-nal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lan tỏa tiện ích đến vùng sâu, vùng xa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools