vĐồng tin tức tài chính 365

Mê mẩn trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động đom đóm ở New Zealand

2022-06-20 15:52

Hang động Waitomo Glowworm nằm ở thị trấn Waitomo (New Zealand), là một phần của hệ thống 3 hang gồm Waitomo, Ruakuri và Aranui. Nơi đây được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 bởi Tane Tinorau – tộc trưởng tộc người Maori và Fred Mace – điều tra viên người Anh.

Từ lâu, người Maori đã biết về sự tồn tại của hang động. Tuy nhiên, các hang động dưới lòng đất chưa bao giờ được khám phá rộng rãi cho tới khi Tane và Fred đi điều tra. Hai người đã làm một chiếc bè bằng thân cây lanh, sau đó cầm nến, đuốc trên tay, cùng đi vào hang động.

Vào bên trong Waitomo Glowworm, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy ánh sáng lấp lánh phát ra từ những con đom đóm đậu trên trần của hang động. Đi sâu hơn vào phía trong hướng đến một bờ kè, hai người càng ngỡ ngàng hơn vì phát hiện những tầng đá vôi dày đặc và chi chit trong lòng hang.

Fred và Tane vô cùng phấn khích trước phát hiện bất ngờ về hang động hùng vĩ này nên đã quay trở lại nhiều lần để tiếp tục khám phá. Trong một lần đi một mình, Tane đã tìm thấy lối vào phía trên của Waitomo Glowworm. Được biết, đây là lối vào chính của hang ngày nay.

Mê mẩn trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động đom đóm ở New Zealand - Ảnh 1.

Con đường dẫn vào hang động Waitomo Glowworm.

Năm 1889, tộc trưởng Tane bắt đầu mở cửa hang nhằm mục đích phục vụ khách du lịch vào tham quan. Đến năm 1906, chính phủ New Zealand chính thức tiếp nhận việc sở hữu hang động và quảng bá nơi này như một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đặt chân đến đất nước này.

Nằm ở độ sâu hơn 40m dưới lòng đất, qua thời gian dài tác động bởi thiên nhiên, hang động Waitomo Glowworm dần hình thành những mảng thạch nhũ với nhiều hình thù đa dạng. Thạch nhũ càng trở nên lộng lẫy hơ dưới ánh sáng lấp lánh kỳ ảo.

Sở dĩ khung cảnh bên trong hang động này rực rỡ như bầu trời đầy sao là do có hàng ngàn con đom đóm sống trong hoàn cảnh thiếu sáng của hang. Loài đom đóm này có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa và chỉ được tìm thấy ở New Zealand.

Khi sống trong hang, những con đom đóm sẽ nhả tơ, làm tổ trên trần rồi treo mình lên những sợi tơ mỏng, sau đó phát ra loại ánh sáng đặc biệt có màu xanh da trời pha một chút màu xanh lá cây, không phải màu vàng như các loại đom đóm thông thường.

Màu sắc này được phát ra nhờ vào hóa chất ở đuôi của chúng phản ứng với oxy để tạo thành. Đom đóm phát sáng với mục đích thu hút con mồi nhưng vô tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên "độc nhất vô nhị" trên thế giới.

Mê mẩn trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động đom đóm ở New Zealand - Ảnh 2.
Mê mẩn trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động đom đóm ở New Zealand - Ảnh 3.

Hàng ngàn con đom đóm Arachnocampa Luminosa đã tạo nên khung cảnh rực rỡ như bầu trời đầy sao bên trong hang động Waitomo Glowworm.

Các nhà khoa học nhận định hang động Waitomo Glowworm có thể phải mất đến hàng trăm triệu năm mới có thể hình thành. Để tham quan hang động đặc biệt này, du khách phải trải qua 3 cấp độ khác nhau. Cụ thể, tầng cao nhất được gọi là Catacombs (Hầm mộ), tiếp đến là Banquet Chamber (Phòng tiệc) – nơi du khách có thể dừng lại để ăn uống, nghỉ ngơi.

Đáng chú ý, tại Banquet Chamber, du khách có thể có thể lên cao hơn để chiêm ngưỡng Pipe Organ – khối thạch nhũ lớn nhất trong hang động. Cuối cùng là Cathedral (Nhà thờ) được xây dựng trên một bề mặt thô ráp có lát gạch, cách âm khá tốt. Được biết, đây là nơi thường diễn ra các màn trình diễn hợp xướng nổi tiếng.

Du khách có thể tự đi khám phá hoặc đi theo tour cho chính phủ New Zealand tổ chức. Hiện, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và phân tích các chỉ số không khí, độ ẩm, nhiệt độ, lượng khí CO2… nhằm xác định lượng người được phép vào tham quan mỗi ngày, từ đó đảm bảo an toàn sức khỏe cho du khách.

Theo Đinh Kim

Đời sống và Pháp luật

Xem thêm: nhc.56895125102602202-dnalaez-wen-o-mod-mod-gnod-gnah-auc-oa-yk-ped-ev-court-nam-em/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mê mẩn trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động đom đóm ở New Zealand”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools