Người dân trải nghiệm xe đạp công cộng ở trung tâm TP.HCM - Ảnh: HOÀNG AN
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trước đó Chính phủ đã có nghị quyết 48 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, Chính phủ giao TP nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.
Về vấn đề này, theo Sở Giao thông vận tải TP, xa lộ Hà Nội là trục giao thông chính đô thị, có cảnh quan đẹp, nhiều cây xanh, dọc hai bên có nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại. Do đó, việc nghiên cứu tổ chức đường dành cho xe đạp là cần thiết.
Sở giao Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án thiết kế, tổ chức làn đường dành riêng cho xe đạp, người đi bộ trên một phần mặt bằng đất giữa phần đường chính và đường song hành đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến cầu Sài Gòn.
Vị trí trên cũng thuộc dự án tăng cường mảng xanh dọc xa lộ Hà Nội và tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đồng thời, các đơn vị phối hợp nghiên cứu phương án đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ đi từ đường song hành phải với đường song hành trái xa lộ Hà Nội tại vị trí quay đầu xe trên xa lộ Hà Nội đoạn ở khu vực trước tòa nhà Cantavil. Kết quả phương án nghiên cứu, báo cáo về Sở Giao thông vận tải TP trong tháng 7-2022.
TTO - Tôi đã có dịp trải nghiệm phương tiện xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm TP.HCM. Cảm giác thư thái, thú vị, kết nối thân thiện với phố phường. Tuy nhiên, xe đạp công cộng cần nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa.
Xem thêm: mth.8904328102602202-ion-ah-ol-ax-nert-pad-ex-ohc-gneir-gnoud-nal-uuc-neihgn-mch-pt/nv.ertiout