Ông David Glasheen, 80 tuổi, từng là Chủ tịch một tập đoàn khai khoáng nổi tiếng. Thời điểm hoàng kim nhất, khối tài sản của cựu doanh nhân này trị giá khoảng 28,4 triệu USD, tức hơn 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cú sốc trên thị trường chứng khoán hồi năm 1987 đã lấy đi của David tất cả. Năm đó, việc chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm kỷ lục 508 điểm đã khiến David Glasheen bốc hơi hơn 7 triệu USD. Đến năm 1993, người đàn ông này gần như mất toàn bộ tài sản.
Sau khi vợ ôm 2 con bỏ nhà ra đi, ông Glasheen cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Ông quyết định rời thành phố xa hoa về Restoration, một hòn đảo hoang phía bắc Australia để sinh sống. Cuộc sống như ‘Robinson Crusoe ngoài đời thực’ bắt đầu từ đó.
Theo chia sẻ của một phóng viên, hành trang khi đó của David Glasheen chỉ là một chiếc vali nhỏ, bên trong có 3 chiếc áo sơ mi, 2 chiếc quần đùi, quần bơi, 1 chiếc đèn pin, vài cuốn sách, bàn chải đánh răng và một số vật dụng cá nhân khác.
Ông David Glasheen cùng chú chó bầu bạn trên đảo
Đặt chân lên hòn đảo, người đàn ông này uống nước mưa, ăn dừa, anh đào và nụ hoa để sống qua ngày. Cần câu, lưới đúc, đá lửa và một con dao rọc được Glasheen tự chế để tồn tại.
Cuộc sống trên hòn đảo hoang chủ yếu là tự cung tự cấp, từ nước ngọt đến thực phẩm. Ông chia sẻ mình không bao giờ phải lo lắng vấn đề thiếu thức ăn.
"Tôi có thể tự đánh bắt. Tôi cũng có bia tự làm dùng để đổi hàng hóa với ngư dân. Một thùng bia bằng 20kg cá. Cứ thế, tôi có đủ mọi thứ tươi ngon, từ mực, hàu, tôm, cá đến bạch tuộc", David chia sẻ.
"Đại dương có tất cả protein mà tôi cần", ông Glasheen nói. "Con người đều làm những điều giống nhau" và Glasheen thừa nhận đã lãng phí hơn nửa cuộc đời buồn tẻ như tất cả mọi người. Ông ước mình đã lên hòn đảo này sớm hơn.
Ông Glasheen coi Restoration như một thứ gia vị cho cuộc sống, điều mà tiền bạc không thể tạo ra được
Ông coi Restoration như một thứ gia vị cho cuộc sống, điều mà tiền bạc không thể tạo ra được. "Hòn đảo giúp tôi sống khác đi và bước qua được vòng luẩn quẩn của việc kiếm tiền - thứ mà người ta vẫn thường nhìn vào để đánh giá sự thành công’’.
Sống một mình trên đảo giúp Glasheen phát triển khả năng sinh tồn, nhận ra sự khác biệt của dòng nước và thấy bóng tối không còn đáng sợ. "Các giác quan sẽ phát huy năng lực tiềm ẩn khi bạn không có ảnh sáng", ông nói.
"Ban đầu tôi tới đây vì cảm thấy quá mệt mỏi với việc kiếm tiền. Nó khiến con người không còn là con người nữa, đồng thời phá hỏng cả hôn nhân của chính tôi. Giờ tôi muốn được chết ở đây. Đây chính là thiên đường của tôi".
20 năm trên đảo hoang đã thực sự giúp người đàn ông này chữa lành mọi vết thương. Có chú chó bầu bạn, David Glasheen càng thêm yêu đời. Quá khứ phá sản cùng cuộc hôn nhân đổ vỡ dường như đã được xóa nhòa. "Tất cả chúng ta đều cần sự chữa lành vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và đó là điều đã xảy ra với tôi’’, David Glasheen nói.
20 năm trên đảo hoang đã thực sự giúp David Glasheen chữa lành mọi vết thương
Tuy nhiên, gần đây, Robinson ngoài đời thực vẫn thừa nhận cơ thể không còn như trước. Điều kiện sống sơ sài khiến ông phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe.
"Tôi không còn sung sức như trước. Có lần tôi còn bị ngất và ngã gãy xương’’, ông cho biết và thừa nhận cuộc sống hoang dã rất khó khăn.
Dù hiện tại vẫn chưa có nhà hảo tâm nào hỗ trợ, song David Glasheen vẫn thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn.
"Tôi hạnh phúc khi bị loại khỏi thế giới. Ngay cả khi đại dịch xảy ra, cuộc sống của tôi cũng không thay đổi là mấy", ông khẳng định.
Theo: NYPost, ABC
http://tintuc.vdong.vn/06/1397410.htmVũ Anh
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.19120726122602202-gnaoh-oad-ar-ohp-ob-ogn-tab-nas-ahp-uhp-ueirt/nv.zibefac