Các ngân hàng trung ương của các nước bắt đầu so kè tỉ giá đồng tiền - Ảnh: BLOOMBERG
Bà Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết cuộc chiến tiền tệ đã bắt đầu. Vào tháng 2, bà đưa ra một biểu đồ cho thấy đồng EUR (euro) đã suy yếu nhiều so với đồng USD.
Tháng 4, ông Tiff Macklem - thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada - đã cảnh báo về sự sụt giảm của đồng CAD (đôla Canada).
Trong khi đó, chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, ông Thomas Jordan gợi ý là ông muốn thấy một đồng CHF (franc Thụy Sĩ) mạnh hơn.
Theo Hãng tin Bloomberg, đồng USD đã tăng vọt 7% trong năm 2022 khi Cục Dự trữ liên bang nâng cao lãi suất để chống lại lạm phát, khiến ngân hàng trung ương ở các nước cũng bắt đầu gửi đi những tín hiệu "không mấy tế nhị" rằng nước họ cũng sẽ tăng tỉ giá đồng tiền để chế ngự lạm phát.
Vào ngày 16-6, Thụy Sĩ đã gây ngạc nhiên cho các nhà giao dịch với lần tăng tỉ giá đầu tiên kể từ năm 2007, đưa đồng CHF tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm.
Vài giờ sau, Ngân hàng Trung ương Anh thông báo tăng tỉ giá đồng bảng Anh (GBP) và báo hiệu các đợt tăng lớn hơn sắp đến.
Giá trị của tiền tệ đã nổi lên ngày càng lớn để giải phương trình lạm phát.
Nhà kinh tế học Michael Cahill của Ngân hàng Goldman Sachs cho biết ông không thể nhớ lại thời điểm nào mà ngân hàng trung ương của các quốc gia phát triển nhắm mục tiêu vào các đồng tiền mạnh một cách quyết liệt như vậy.
Thế giới ngoại hối gọi đó là "cuộc chiến tiền tệ ngược" vì trong hơn một thập kỷ, các quốc gia đã tìm kiếm điều ngược lại. Tức là họ muốn đồng tiền yếu, để các công ty trong nước có thể bán hàng hóa ra nước ngoài với giá cạnh tranh hơn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cuộc chiến tiền tệ hiện nay, theo ông Cahill là một "trò chơi nguy hiểm". Nếu không được kiểm soát, sự cạnh tranh quốc tế này có nguy cơ gây ra sự biến động lớn về giá trị của các loại tiền tệ chi phối nhất, cũng như các nhà xuất khẩu và các công ty đa quốc gia. Đồng thời chuyển gánh nặng lạm phát lên toàn thế giới.
Chiến tranh ngoại hối vốn là một trò chơi có tổng bằng không, sẽ có kẻ thắng người thua.
Giáo sư kinh tế học Jeffrey Frankel của Đại học Harvard cho biết các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước xuất khẩu như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, là những nước dễ bị tổn thương nhất. Ông nói: "Đó là điều tồi tệ nhất với các nền kinh tế mới nổi - khi đồng tiền của bạn giảm giá so với USD, khi bạn mắc nợ bằng USD".
Chính xác thì một đồng tiền mạnh hơn sẽ làm giảm lạm phát đến mức nào vẫn chưa rõ ràng, nhưng cuộc chiến tiền tệ giữa các nước đã bắt đầu.
TTO - Trưởng đại diện thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng, cam kết tăng cường đối thoại trong các vấn đề ưu tiên như tiền tệ và gỗ.
Xem thêm: mth.99162621142602202-hnid-naod-ohk-uad-tab-ad-uac-naot-et-neit-neihc-couc/nv.ertiout