vĐồng tin tức tài chính 365

Khi gặp vấn đề về tâm lý, trẻ tìm đến "trú ẩn" ở các nhóm ''kín'' thiếu lành mạnh trên mạng xã hội

2022-06-25 10:27

Nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý ở trẻ

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 10 - 20% trẻ vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động trong khoảng 12-19%. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19 thì con số này có xu hướng gia tăng nhanh, đồng nghĩa với việc phụ huynh đưa con em mình đến gặp bác sỹ tâm lý nhiều hơn. 

Nói về những yếu tố gây nên tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần ở trẻ, Thạc sỹ tâm lý lâm sàng Đoàn Thị Hương (Trung tâm Tham vấn - Trị liệu Tâm lý Share) cho biết, không có một nguyên nhân cụ thể nào trực tiếp gây ra các vấn đề tâm lý ở trẻ em, trẻ vị thành niên nói chung mà thường được tạo bởi nhiều tác động khác nhau. Trong đó, có thể chia ra 4 nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề tâm lý

Nhóm thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân trẻ: Ở tuổi vị thành niên, trẻ phát triển nhanh chóng cả về mặt thể chất, não bộ và cảm xúc, xã hội. Đây là giai đoạn các hormone trong cơ thể thay đổi mạnh và mất cân bằng, trẻ phải mất khoảng thời gian nhất định để có thể làm quen với sự biến đổi của chính mình, dẫn đến trẻ khó kiểm soát cảm xúc và hành vi hơn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, phần não phụ trách khả năng tự kiểm soát ở thời kỳ này chỉ đang phát triển và đến khoảng 20 tuổi mới hoàn thiện. Chưa kể, trẻ được thay đổi trong vai trò từ trẻ em sang người lớn, đồng nghĩa tăng thêm áp lực từ gia đình, bạn bè, thi cử...

Nhóm thứ hai, từ phía gia đình: Có thể đây không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn đề sức khỏe tâm tần ở trẻ nhưng nếu có các yếu tố như gia đình có sự bất hòa; sự kỳ vọng quá lớn của gia đình; phong cách giáo dục quá thờ ơ, không ghi nhận cảm xúc của các con, không đáp ứng khi con gặp khó khăn; cha mẹ quá kiểm soát, quá cực đoan... thì cũng đều ảnh hưởng đến trẻ.

Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid-19, vấn đề kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng trở thành thách thức trong xã hội.

Khi gặp vấn đề về tâm lý, các nhóm kín thiếu lành mạnh trên mạng xã hội lại trở thành nơi trú ẩn để trẻ trốn vào - Ảnh 2.

Web đen, game độc hại, hội nhóm xấu trên mạng xã hội lại trở thành nơi trú ẩn khi trẻ bất ổn tâm lý

Nhóm thứ ba, môi trường học đường: Khi trẻ có quá nhiều áp lực về mặt học tập; thiếu cân bằng giữa hoạt động thể chất, giải trí, giao lưu; chạy đua với thành tích... Nhất là thiếu tương tác với các bạn đồng trang lứa, bị bạo lựa học đường... nhưng không nhận được sự thấu hiểu hay hỗ trợ phù hợp từ phía phụ huynh, thầy cô thì sẽ gây ra rất nhiều bất ổn về mặt tâm lý.

Nhóm thứ 4, từ xã hội: Mặc dù môi trường giao tiếp của các bạn trẻ chủ yếu là trong gia đình, nhà trường nhưng các vấn đề về mặt xã hội như dễ dàng tiếp cận với các nguồn độc hại, các sản phẩm liên quan đến bạo lực, đồi trụy, tình dục trên phương tiện truyền thông chưa được kiểm duyệt; game không lành mạnh; các hội nhóm xấu trên mạng xã hội,...đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Hơn nữa, nếu trẻ đang có sẵn bất ổn, đang chới với trong việc hòa nhập với các bạn đồng trang lứa thì các sản phẩm nêu trên lại trở nên cuốn hút trẻ, trở thành nơi trú ẩn để trẻ trốn vào. Từ đó, trẻ thiếu cơ hội trải nghiệm các điều tích cực khác trong cuộc sống.

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa suy giảm sức khỏe tâm thần ở trẻ?

Theo Thạc sỹ tâm lý lâm sàng Đoàn Thị Hương, việc phòng ngừa bao giờ cũng quan trọng hơn và tốn ít nguồn lực hơn so với việc can thiệp hoặc can thiệp khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng. Do vậy, bên cạnh các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ cộng đồng, những dịch vụ mà xã hội cung cấp thì gia đình là một mắt xích cực kỳ quan trọng. Cha mẹ là người tạo ra nền tảng, môi trường lành mạnh giúp con phát triển; là người sát sao để có thể nhìn ra điểm mạnh của con, từ đó cổ vũ, củng cố lòng tự tin ở con; là người dễ dàng nhận biết các dấu hiệu con đang bất ổn về tinh thần...

Khi gặp vấn đề về tâm lý, các nhóm kín thiếu lành mạnh trên mạng xã hội lại trở thành nơi trú ẩn để trẻ trốn vào - Ảnh 3.

Cha mẹ đừng thờ ơ với con ngay trong gia đình

''Việc đầu tiên mà cha mẹ có thể làm đó là xây dựng và duy trì lịch sinh hoạt điều độ cho con như giờ ăn, giấc ngủ; tăng cường chất lượng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cũng như các mối quan hệ giữa con và bạn bè; khuyến khích con vận động thể chất, năng lực, phát triển sở thích ngoài học tập văn hóa để đảm bảo con phát triển cân bằng và hài hòa chứ không chỉ chăm chăm vào mỗi thành tích trên lớp.

Khi con bày tỏ, chia sẻ rằng con đang không ổn, cha mẹ hãy lắng nghe, công nhận cảm xúc, những khó khăn của con lúc đấy. Sau đó cùng bàn bạc với con, liệu con muốn giải quyết như thế nào? Con cần hỗ trợ ra sao? Liệu trong trường hợp của con có cần cha mẹ đưa đến những nhà chuyên môn để có thể giúp đỡ con hay không?'', Chuyên gia Đoàn Thị Hương cho hay.

Cũng theo Thạc sĩ Hương, một điều không thể thiếu trong cách phòng ngừa sự suy giảm sức khỏe tâm thần ở trẻ đó chính là cha mẹ hãy tự nâng cao nhận thức của mình về tình trạng này. Và cha mẹ cũng phải tự chăm sóc bản thân mình để có được đời sống tinh thần cân bằng thì mới có thể trở thành người đồng hành bên vững và lành mạnh cùng con.

Cách phòng ngừa suy giảm sức khỏe tâm thần ở trẻ

Khi gặp vấn đề về tâm lý, các nhóm kín thiếu lành mạnh trên mạng xã hội lại trở thành nơi trú ẩn để trẻ trốn vào - Ảnh 5.

http://tintuc.vdong.vn/06/1400706.htm

Nguyễn Phượng

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.45492336142602202-oav-nort-ert-ed-na-urt-ion-hnaht-ort-ial-ioh-ax-gnam-nert-hnam-hnal-ueiht-nik-mohn-cac-yl-mat-ev-ed-nav-pag-ihk/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi gặp vấn đề về tâm lý, trẻ tìm đến "trú ẩn" ở các nhóm ''kín'' thiếu lành mạnh trên mạng xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools