Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây có công văn gửi Bộ Công thương, Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng do giá xăng, dầu tăng cao.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ thuyền viên làm việc trên tàu cá phải tạm ngừng hoạt động sản xuất do giá nhiên liệu tăng trong thời gian 6 tháng.
Từ cuối năm ngoái đến nay, giá nhiên liệu cho tàu khai thác thủy sản đã tăng 65% kéo theo chi phí đầu vào cho nghề khai thác thủy sản tăng từ 35 - 48%. Trong khi giá bán lại tăng không đáng kể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống và sinh kế của người dân.
Theo tính toán, nhu cầu xăng, dầu cho hoạt động khai thác thủy sản trung bình khoảng 330 triệu lít/tháng, trong khi giá dầu diesel 0.05S, nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản, đã tăng lên 65% (từ tháng 12/2021 tới nay tăng thêm 11.441 đồng/lít). Như vậy chi phí nhiên liệu để đảm bảo cho hoạt động khai thác thủy sản bình thường tăng thêm khoảng 3.776 tỉ đồng/tháng.
Trong khi đó chi phí nhiên liệu thường chiếm từ 45 - 60% chi phí đầu vào phục vụ sản xuất cho tàu cá khai thác thủy sản.
Ngoài ra, do giá nhiên liệu tăng nên giá các mặt hàng khác phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản tăng theo từ 10 - 15%, kéo theo chi phí đầu vào tăng từ 35 - 48%. Trong khi giá bán hải sản tăng không đáng kể.
Những khó khăn trên dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá ngừng hoạt động khai thác thủy sản do thu không đủ bù chi phí đầu vào.
Hiện có khoảng gần 5 triệu lao động làm việc liên quan đến ngành khai thác thủy sản và dịch vụ ven biển.
VTV.vn - Các chuyên gia và DN cho rằng tiếp tục giảm thuế BVMT là cần thiết để kìm giá xăng, tuy nhiên cần thêm nhiều biện pháp mạnh khác chứ không chỉ mỗi công cụ giảm thuế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59953717052602202-gnat-uad-aig-od-ob-man-ac-uat-55-04/et-hnik/nv.vtv