Chủ nhật vừa rồi, tôi tính toán lại chi phí của tuần đã qua: 150 NDT (hơn 520 nghìn đồng), vị chi trung bình mỗi ngày xài 21 NDT (gần 73 nghìn đồng).
Sinh hoạt phí 21 NDT mỗi ngày ở Vũ Hán, một trong những thành phố hiện đại bậc nhất Trung Quốc. Bạn có tin nổi không? Nhưng tôi đã làm được đấy!
Chắc chắc rất nhiều người cho rằng sống với mức phí như vậy sẽ rất mệt mỏi và chật vật. Nhưng ngược lại, tôi không hề cảm thấy như vậy. Chắc có lẽ vì tôi đã quen với cách sống này. Mục đích cuối cùng cũng chỉ tiết kiệm mà thôi!
Đây là chi phí cho bữa ăn trong ngày của tôi:
Bữa sáng: Màn thầu/bánh quẩy/trứng gà/bánh bao/xíu mại… Bình thường tôi đều chọn 2 trong những cái kể trên. Giá chỉ khoảng 3-4 NDT.
Bữa trưa: Yến mạch/ngũ cốc. Không cần tốn tiền, vì công ty cấp đồ ăn vặt hằng tháng cho nhân viên.
Bữa xế chiều: Ăn nhẹ tầm 2,5-5 NDT.
Bữa tối: Hai món rau, một món canh, món chính (thịt), trái cây, tổng cộng không được quá 10 NDT (gần 35 nghìn đồng).
Có lẽ nhiều bạn sẽ nhận ra, tôi đã chọn bữa tối là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì sao nhỉ?
Một, phòng trọ của tôi không có tủ lạnh. Hai, tôi không muốn ăn đồ đã để qua đêm. Ba, tôi không thích tích trữ đồ ăn ở nhà nên đã chọn bữa tối là bữa chính, đi làm cả ngày mệt mỏi, về nhà ăn bữa cơm ngon cũng là tự thưởng cho bản thân, vừa ăn vừa xem phim, vô cùng thoải mái và hạnh phúc.
Nếu cứ làm theo phương pháp này, chi phí trong một tháng không thể vượt quá 600 NDT (hơn 2 triệu đồng). Nhưng thực tế, tôi đã chi tiêu vượt quá con số này. Tại sao vậy?
Lật xem quyển sổ ghi chép chi tiêu, tôi phát hiện một vấn đề rất lớn: Hầu như ngày nào tôi cũng ăn vặt. Mỗi lần mua đều tốn hơn 10 NDT, hơn cả bữa tối. Bản thân tôi không ngờ mình lại quá hoang phí tiền bạc trong chuyện ăn vặt như vậy.
Thế là tôi đã làm một kế hoạch cho đời mình. Ngoài những việc cần phải làm trong ngày như viết lách, đọc sách, tập thể dục, tôi còn thêm "không ăn vặt", nếu không sẽ tự phạt bản thân mất đi bữa tối.
Điều may mắn là chuyện này không hề xảy ra. Từ khi làm sổ kế hoạch mỗi ngày, tôi không đi trái lại nguyên tắc "không ăn vặt". Thời gian dần trôi, tôi cảm thấy tự hào với bản thân vì đã sống có kỷ luật, biết kiểm soát ham muốn tiêu xài không chính đáng.
Thế là ăn vặt không còn thu hút sự chú ý của tôi. Ở đây, tôi muốn nói về thái độ đối với thói quen ăn vặt. Tôi đã rèn luyện được tâm thái "sao cũng được", không ăn cũng không cảm thấy dằn vặt, khó chịu.
Chia sẻ với bạn 3 phương pháp tiết kiệm của tôi, đơn giản nhưng làm được hay không còn tùy vào ý chí của mỗi người:
1. Ghi chép chi tiêu
Nhiều người thường bỏ qua những chi tiêu lặt vặt hằng ngày. Nhưng thật ra, chính những khoản chi bị cho không đáng là bao này mới khiến chúng ta không thể tiết kiệm, tiền hết lúc nào không hay.
Tại sao thu nhập của tôi cũng ổn nhưng không thể có dư? Vậy thì hãy tập ghi chép chi tiêu để nhận ra vấn đề nằm ở đâu. Từ đó, bạn mới có cái nhìn rõ ràng nhất trong cách tiêu xài của mình để đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời.
2. Quần áo và ăn uống: Đơn giản mà chất lượng
Tôi thường mua quần áo hơi đắt tiền một chút để đảm bảo sử dụng dài lâu. Đương nhiên là cũng có loại rẻ tiền, nhưng cũng phải đủ chất lượng. Tôi thường mua giày secondhand, mang bền, giá thành cũng phải chăng.
Ăn uống thì chỉ cần đơn giản, sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng là được. Tôi thích ăn chay và rau, nên chi phí mua thịt tự nhiên ít đi rất nhiều. May mắn là gần nhà có khu chợ trời, đi làm về có thể thực phẩm tươi, nấu ăn cho buổi tốt.
Hơn nữa, tôi không có thói quen mua đồ tích trữ hoặc dự phòng. Đồ dùng thiết yếu hết sạch thì tôi mới đi siêu thị mua. Đây cũng có lẽ bị ảnh hưởng một phần bởi tính cách. Tôi không thích căn phòng của mình quá nhiều đồ đạc, mà chỉ muốn rộng rãi, thoáng đãng.
3. Miễn phí là tốt nhất
Không trang điểm. Thay thế bằng thói quen ngủ sớm dậy sớm, ngâm chân, vận động cơ thể.
Không uống trà sữa. Thay thế bằng thói quen nhiều uống nước lọc.
Không ăn hàng quán, đặt đồ ăn online. Dùng tài nấu ăn của mình để giải quyết 3 bữa.
Không đặt phương tiện di chuyển qua App. Đi bộ được thì cứ đi, còn không thì tàu điện. Đương nhiên điều này không áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp.
Không so sánh hơn thua với người khác. Cuộc sống mỗi người đều không giống nhau. Đua đòi chỉ vì để bằng bạn bằng bè thì bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Cuộc đời nghèo vẫn hoàn nghèo.