Đây là một trong những nỗ lực mà Zebra hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam triển khai hành trình số hoá.
Với hệ sinh thái hơn 10.000 đối tác ở hơn 180 quốc gia, Zebra phục vụ khách hàng mọi quy mô - bao gồm 94% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 100 - thông qua các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ và giải pháp.
Gần đây Zebra đã mở rộng danh mục sản phẩm tự động hóa công nghiệp của mình khi mua lại Fetch Robotics và tăng cường năng lực về thị giác máy tính và phần mềm AI khi mua lại Adaptive Vision, antuit.ai và Matrox Imaging…
PartnerConnect Program của Zebra là một chương trình linh hoạt tập trung vào mô hình kinh doanh của đối tác cho dù họ đang bán hàng (reselling), phân phối, tạo ảnh hưởng, tích hợp hoặc phát triển các giải pháp phần mềm để kết nối nhóm, tài sản và hệ thống trong thời gian thực nhằm đưa ra hướng dẫn hành động kế tiếp tốt nhất cho những quyết định kinh doanh then chốt.
Ông Christano Suryadarma (Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương), cho biết: "Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và Zebra đang hỗ trợ triển khai số hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành sản xuất, kho vận và bán lẻ nhằm giải quyết khối lượng công việc ngày càng gia tăng của họ".
Với độ bao phủ chiến lược của Elite Technology trên khắp Việt Nam, Zebra kỳ vọng có thể triển khai toàn bộ giải pháp của họ như máy tính bảng ET40/45; thiết bị kiểm kho TC15, TC53/TC58; thiết bị quét RFID (RFD40, RFD90) và máy đọc mã vạch đeo tay WS50 tại cơ sở của các khách hàng trong nước.
Các sản phẩm của Zebra tại buổi công bố đối tác
Việc công bố đối tác mới Elite Technology cùng sự mở rộng trung tâm dịch vụ bảo hành tại Việt Nam của Zebra cho thấy sức hút của thị trường này và cam kết liên tục phục vụ khách hàng trong nước.
Theo ông Christano Suryadarma, công nghệ định danh của Zebra cũng được áp dụng nhiều trong việc quản lý và bảo vệ tài sản, đặc biệt tại các nhà kho lớn, nơi mà các sản phẩm được di chuyển liên tục. Hiện tại, Zebra đang hợp tác với một đại lý bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, dù chưa được phép công bố nhưng đơn vị này cũng sẽ sử dụng công nghệ RFID để phục vụ trong việc quản lý hàng hóa trong khu vực bán buôn của họ.
Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ của Zebra đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Như việc sử dụng mã barcode để định danh sản phẩm khi đóng gói, phục vụ cho việc kiểm kê hàng hóa, bán hàng cũng như trích xuất nguồn gốc sản phẩm khi gặp vấn đề.
Zebra cũng có nhiều dự án trên thế giới sử dụng công nghệ RFID để thu vé, thu phí như ở Ấn Độ, Malaysia. Ở Ấn Độ, có những khách hàng của Zebra đã áp dụng công nghệ RFID cho hơn 1000 trạm thu phí khác nhau. Họ sử dụng các thiết bị đọc thẻ gắn cố định trên trạm thu phí cũng như thiết bị di động để đọc mã khi cần.
Đặc biệt, các siêu thị ở Hoa Kỳ đều yêu cầu các nhà cung ứng sử dụng nhãn sản phẩm bằng công nghệ RFID để được phép bán. Vì vậy công nghệ này sẽ trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, dự kiến mang lại những giá trị cao hơn cho những sản phẩm đón đầu công nghệ được sản xuất tại Việt Nam.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Elite Technology, trong khuôn khổ hợp tác của hai doanh nghiệp, các dự án chính phủ cũng được quan tâm, nhất là ứng dụng Public Security. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian bởi các ứng dụng công nghệ thông tin của nhà nước đòi hỏi quá trình đưa ra "proof of concept" khá lâu.
"Vì vậy, hiện tại chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng được một vài khía cạnh vi mô hơn như dừng đỗ xe, thu phí giao thông... và cải tiến hiệu quả trong các lĩnh vực này", ông Kiên chia sẻ.
Nói về mảng nông nghiệp, hiện nay người nông dân đã bắt đầu biết sử dụng mã vạch, trong đó có cả mã vạch bình thường và mã vạch hai chiều để định danh nông sản. Zebra đang nhanh chóng tiếp cận phân khúc này.
Trong tương lai, nếu giá trị thương hiệu sản phẩm của nông sản Việt Nam tăng lên và được bày bán nhiều tại các siêu thị quốc tế, thì việc ứng dụng công nghệ, thiết bị của Zebra sẽ trở nên dễ dàng, giảm thiểu được chi phí.
http://tintuc.vdong.vn/06/1404619.htmÁnh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế