vĐồng tin tức tài chính 365

Nữ doanh nhân biến tài may vá thành một trong những doanh nghiệp thời trang lớn nhất nước Mỹ

2022-06-29 11:39

Được biết đến với sản phẩm nổi bật là chiếc quần thể thao in hình mặt cười đắt tiền có giá 160 USD và áo hoodie sọc cầu vồng mang phong cách cổ điển có giá 190 USD, Aviator Nation tăng trưởng vượt bậc trong thời gian đại dịch Covid 19 khi giới trẻ muốn chuyển từ những bộ đồ công sở cứng nhắc sang đồ mặc ở nhà thoải mái với chất vải mềm mại

Công ty đã tăng doanh thu từ 70 triệu USD vào năm 2020 lên 110 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến tăng ít nhất gấp đôi con số đó vào năm 2023; tỷ suất lợi nhuận gộp được ước tính là hơn 70%. Aviator Nation, có trụ sở chính tại Los Angeles, đã hoạt động tốt đến đến mức Mycoskie, chủ sở hữu 100% cổ phần, đã cho phép tự trả cho bản thân khoản cổ tức 47,5 triệu USD cổ tức vào năm ngoái. Forbes ước tính, tổng tài sản của Mycoski vào khoảng 350 triệu USD, trong khi đó, nữ doanh nhân cho rằng, con số đó phải gấp đôi. Cô vừa mua tài sản thứ 9 của mình, một ngôi nhà bên hồ trị giá 15 triệu USD ở Austin, cùng với những ngôi nhà ở Malibu và Venice Beach, bãi biển Marina del Rey và một nhà gỗ trượt tuyết Aspen.

Quan điểm đầu tư và kinh doanh

Không kêu gọi đầu tư ở bên ngoài, phần lớn nguồn vốn để xây dựng doanh nghiệp thời kỳ đầu của nữ doanh nhân này đến từ các khoản vay ở các ngân hàng trong đó có Wells Fargo và Frost Bank. Cụ thể, Aviator Nation đã vay 8.000 USD vào năm 2006, 35.000 USD vào năm 2007, 100.000 USD vào năm 2009. "Nếu định lấy tiền của ai đó, tôi sẽ phải nợ họ một thứ gì đó, và nó sẽ không nằm trong tầm kiểm soát của tôi. Tôi sẽ không cảm thấy tự do để thiết kế những sản phẩm của mình", Mycoskie nói. "Để có sự sáng tạo, bạn không thể có áp lực". 

Mỗi bộ quần áo của Aviator Nation đều do Mycoskie phác thảo và được làm thủ công. Nhân công được tuyển dụng tại địa phương và được trả tối thiểu 17 USD/ một giờ. 6 sọc đặc trưng của thương hiệu trên các sản phẩm được những người này được khâu từng đường một. "Tôi đã thuê một trợ lý thiết kế trước đây. . . nhưng tôi chưa bao giờ thích điều này", cô nói. Việc duy trì hoạt động sản xuất tại địa phương cũng giúp Aviator Nation gần như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng do đại dịch Covid 19 gây ra.

Nữ doanh nhân biến tài may vá thành một trong những doanh nghiêp thời trang lớn nhất nước Mỹ - Ảnh 1.

Những sọc đặc trưng trong các sản phẩm của Aviator Nation )

Tuy nhiên, mức giá gấp ba lần số tiền bỏ ra để mua một đôi quần thể thao Adidas, giá của Aviator Nation khiến người ta phải kinh ngạc. Alixandra Barasch, phó giáo sư tiếp thị tại Trường Kinh doanh Stern của NYU, cho biết thương hiệu này thành công một phần là do có mức giá cả kỳ lạ. Bà nói: "Từ quan điểm của những người có tài chính dồi dào, những sản phẩm của Aviator Nation cho phép họ thể hiệu sự giàu có một cách độc đáo và những giá trị khác như 'Tôi thoải mái'."

Còn theo Paige Mycoskie, giá cả của những sản phẩm mà cô tạo ra được tính theo các yếu tố: các loại vải chất lượng cao, sự phức tạp của các thiết kế khâu tay (hầu hết các công ty quần áo sử dụng đồ họa do máy tính tạo ra) và sự cao cấp của việc sản xuất mọi thứ ở Mỹ.

Hành trình khởi nghiệp: Từ niềm đam mê sáng tạo và 200 USD quà tặng sinh nhật

Paige Mycoskie sinh ra và lớn lên ở Texas trong một gia đình có truyền thống vận động viên. Mẹ cô, một cựu huấn luyện viên thể dục nhịp điệu, đã viết sách nấu ăn hướng tới sức khỏe vào những năm 1980 và đầu những năm 90, cha cô là bác sĩ của đội bóng chày Texas Rangers.

Đến năm 22 tuổi, Mycoskie đến California khi tham gia chương trình truyền hình thực tế "Cuộc đua kỳ thú" của đài CBS. Cô nhanh chóng yêu thích nơi này và bỏ học Đại học bang Arizona để chuyển đến Hollywood. Tại đây, cô nhận việc ở CBS trong vai trò một nhân viên tuyển người chơi cho các chương trình thực tế. Tuy nhiên, cô cũng sớm cảm thấy chán nản và chuyển sang làm một số công việc khác.

Cô đã từng làm công việc trông nhà cho các nhà sản xuất phim đi du lịch vào ban đêm nhưng cô cảm thấy thất vọng vì không được sống với ước mơ thủa bé là được làm công việc sáng tạo. Vì vậy, cô đã tập trung vào sở thích chụp ảnh, chụp hình các đám cưới và làm thêm công việc bán thời gian tại một cửa hàng lướt sóng dành cho mẹ và bé ở Bãi biển Venice. Chính ở đó, khi nhập các đơn đặt hàng trên máy tính của cửa hàng, cô phát hiện ra mình yêu thích công việc bán hàng.

Sử dụng món quà sinh nhật trị giá 200 USD từ ông bà và một loạt đĩa DVD hướng dẫn cách may, cô mua chiếc máy may đầu tiên và bắt đầu tháo các bộ phận của những chiếc áo sơ mi mua từ các cửa hàng tiết kiệm, sau đó lắp ráp và phối kết hợp chúng lại, cùng với các thiết kế khâu tay của chính cô thành một sản phẩm hoàn thiện.

Vì không được đào tạo bài bản, sản phẩm ban đầu của Mycoskie rất đơn giản. Cô dùng những đường sọc hoặc hoạ tiết riêng lẻ và may lên vải, một kỹ thuật được gọi là đính kết. Đây chính là nét đặc trưng của các sản phẩm mang thương hiệu Aviator Nation. Mặc dù không phức tạp nhưng bộ quần áo đã gây sự chú ý lớn khi được Mycoskie diện ở nơi công cộng. Cô đã quyết định khởi nghiệp.

Sau nhiều ngày tháng may vá trong bếp để tạo ra các bộ đồ thủ công, tháng 9/2006, Mycoskie thuê một gian hàng tại hội chợ đường phố Venice Beach với giá 500 USD. Cô đã bán hết tất cả mọi sản phẩm, kiếm được 8.000 USD trong một ngày. Cô ngay lập tức nghỉ việc tại cửa hàng bán đồ lướt sóng.

Đến năm 2009, khi các sản phẩm quần áo liên tục bán hết trong các cửa hàng địa phương và tại các triển lãm thương mại, Mycoskie bắt đầu tìm kiếm mặt tiền cửa hàng đầu tiên của mình, tìm một vị trí hoàn hảo trên đại lộ Abbot Kinney hiện là trục đường chính của Venice.

Câu chuyện thần kì vượt qua đại dịch

Khi đại dịch Covid 19 bùng phát vào đầu năm 2020, Mycoskie đã hoảng sợ. Cô vừa mở 6 cửa hàng mới so với năm trước, tăng gấp đôi số cửa hàng của Aviator Nation. Một ngày sau khi mở cửa hàng cuối cùng tại khách sạn Wynn ở Las Vegas, cô nhận được cuộc gọi từ người quản lý cửa hàng Aspen của mình: Các cửa hàng và nhà xưởng sẽ phải đóng cửa. Mycoskie nhận thấy cô sẽ sớm không còn tiền để trả lương cho 300 nhân viên - nhiều người trong số đó đã gắn bó với cô trong nhiều năm.

Hành động tiếp theo của cô là theo bản năng. Mycoskie kể lại: "Tôi đã nói chuyện với người đứng đầu bộ phận thương mại điện tử của mình rằng chúng tôi phải kiếm được nhiều tiền nhất có thể trong 24 giờ tới".

Mycoskie đưa tất cả hàng tồn kho cho các cửa hàng mới lên trang web, sau đó gửi email cho bất kỳ ai từng tiếp xúc với Aviator Nation để quảng cáo về một đợt giảm giá hiếm có — giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng — với tất cả tiền thu được sẽ dành cho nhân viên công ty. Công ty đã thu về khoảng 30.000 USD thông qua trang web của mình một ngày trước khi mở bán. Và chỉ trong một ngày bán hàng sau đó, công ty đã có doanh thu 1,4 triệu USD.

Theo Mycoskie, việc mua bán còn mang lại nhiều lợi ích hơn không chỉ là về tài chính trong thời kì khủng hoảng, có được dòng tiền này, cô đã giữ được nhân viên của mình và mở lại nhà máy khoảng một tháng sau đó, vào tháng 3 năm 2020, ban đầu để bắt đầu sản xuất khẩu trang Covid-19. Cô cho rằng đó là lý do chính cho sự phát triển gần đây của Aviator Nation. Cô nói: “Tất cả những sản phẩm đó đã được tung ra thị trường và được lan toả, bởi vì sau đó mọi người đều ở nhà không có việc gì để làm và đăng những bức ảnh đang mặc đồ của chúng tôi. Tôi thực sự nghĩ rằng điều đó có giá trị rất lớn."

May mắn vì có đủ tài chính và không lâm vào tình trạng nợ nần, Mycoskie hiện đang tập trung vào việc mở rộng. Hãng chuẩn bị đưa ra thị trường các sản phẩm: Giày, kính râm và đồ gia dụng của Aviator Nation, bao gồm khăn tắm cùng với dụng cụ chơi quần vợt và chơi gôn vào mùa hè này.

Nguồn: Forbes

http://tintuc.vdong.vn/06/1405828.htm

An Nhiên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.42314607151602202-ym-coun-tahn-nol-gnart-ioht-peihgn-hnaod-gnuhn-gnort-tom-hnaht-av-yam-iat-neib-nahn-hnaod-un/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nữ doanh nhân biến tài may vá thành một trong những doanh nghiệp thời trang lớn nhất nước Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools