vĐồng tin tức tài chính 365

Không thể thỏa hiệp với tham nhũng để có tăng trưởng ngắn hạn

2022-06-30 06:52

Hôm nay (30-6), Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC). GS-TSKH Phan Xuân Sơn, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM có cái nhìn rất sâu sắc về công cuộc PCTNTC thời gian qua và xu hướng trong thời gian tới.

Giải pháp trước mắt và bài toán căn cơ, lâu dài

. Phóng viên: Công tác PCTNTC của chúng ta đang đi đến ngưỡng mà hệ thống hành chính công vụ đang có vẻ chùng xuống, đình trệ. Nên phân tích hiện tượng này như thế nào, thưa ông?

+ Ông Phan Xuân Sơn: Công chức, viên chức, quan chức ở ta nhìn chung làm việc với động lực đầu tiên là thăng tiến. Bên cạnh đó là động lực phát triển nghề nghiệp, lên lương, cải thiện phúc lợi.

Không thể thỏa hiệp với tham nhũng để có tăng trưởng ngắn hạn  ảnh 1

Nhưng thực tế, động lực vật chất tích cực này là chẳng bao nhiêu. Thay vì vậy, người ta thăng tiến để kiếm chác lợi ích, để có màu mè tiền bạc. Có quyền là có tiền. Nỗi khổ của nền công vụ lương rất thấp là vậy.

Những biểu hiện gần đây, viện cớ sợ sai không làm, bê trễ việc công càng chứng minh rằng trước đây anh làm việc là có động cơ. Bê trễ đến mức độ kêu lên Chính phủ, kêu ra Quốc hội thì chứng tỏ bộ máy đấy có vấn đề…

. Chống tham nhũng trên thực tế xem ra đang đánh thẳng vào một động lực của hệ thống hành chính công vụ. Vậy lấy động lực nào khác để thay thế?

+ Ba việc phải làm. Một là tìm động lực khác thay cho động lực bôi trơn cũ. Hai là thay bộ máy hư hỏng ấy bằng những con người chuyên nghiệp, tâm huyết, trách nhiệm, trong sáng. Ba là phải cải cách về mặt phúc lợi để những con người trong sáng, trách nhiệm ấy làm việc được và sống được.

. Ba vấn đề mà ông đặt ra đều là rất lớn và cần nhiều thời gian. Liệu có giải pháp nào trước mắt để vẫn chống tham nhũng mà bộ máy không trì trệ?

+ Tạm thời thì có giải pháp động viên chính trị, kết hợp giao nhiệm vụ với kế hoạch cụ thể, không hoàn thành thì chế tài, vượt năng suất thì tưởng thưởng…

Nhưng các giải pháp ấy hiệu quả cũng ngắn hạn và có giới hạn. Vận động chính trị, anh em hăng hái thì cũng chỉ vài ba năm. Cuối cùng không có phúc lợi tương ứng thì lại trở lại bê trễ, tham nhũng.

Vậy nên chống tham nhũng quyết liệt nhưng cũng phải kiên trì để giải quyết các bài toán căn cơ hơn: Không thể, không dám và không cần tham nhũng.

Trong đó, để không cần tham nhũng thì phải cải cách tiền lương. Tức là phải triển khai bằng được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về cải cách tiền lương, đặc biệt là khu vực công.

Không thể thỏa hiệp với tham nhũng để có tăng trưởng ngắn hạn  ảnh 2

Cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, hồi tháng 4 vừa qua. Ảnh: TTXVN

170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý bị kỷ luật trong 10 năm qua.

Trong số này có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có tám ủy viên, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.

Lựa chọn khó khăn

. Cải cách tiền lương thì đúng là rất quan trọng nhưng chắc khó có thể ngày một ngày hai là đủ để cán bộ, công chức “không cần tham nhũng”. Vậy nên vẫn có ý kiến là chấp nhận tham nhũng ở mức độ nào đó để phát triển. Ông nghĩ thế nào?

+ Về bản chất, chúng ta có hai lựa chọn.

Một là, chấp nhận tham nhũng tiếp tục, để bộ máy được bôi trơn, dự án được triển khai nhanh. Đến khi bục ra, dự án không có hiệu quả, tham nhũng một thì thất thoát, lãng phí, hậu quả 10, mới vào xử lý, kỷ luật cán bộ.

Hai là, chấp nhận tăng trưởng chậm lại một chút, gò bộ máy vào kỷ luật, kỷ cương, cho lộ sáng những yếu kém, hư hỏng. Cùng với đó là chấn chỉnh bộ máy, thiết lập các động lực mới tích cực, để bộ máy hành chính vận hành theo hướng làm đến đâu tốt đến đó.

Tôi cho rằng không nên thỏa hiệp.

Sự chùng xuống hiện nay cần được phân tích thấu đáo. Những lĩnh vực quản lý nhà nước, gắn với dự án, công trình, cấp phép, xin-cho thì động lực mạnh là từ phần trăm, hoa hồng, phết phẩy rất lớn. Những lĩnh vực như vậy mà công tác chống tham nhũng đánh trực diện vào thì hoạt động có thể bị đình trệ ngay. Và rất có thể ở đây sẽ hình thành những nhóm lợi ích chống đối. Những nhóm ấy không công khai nhưng rất dễ thống nhất với nhau về quan điểm “chống vừa vừa thôi”.

Phải thẳng thắn với nhau là bao nhiêu ngàn vụ việc mà Đảng ta xử lý những năm qua chưa phản ánh hết thực trạng tham nhũng ở nước ta. Vậy nên công cuộc PCTN này, dù nhiều thách thức thì tới đây vẫn phải đẩy tới. Giờ buông là mất đà, là trở lại với cái bùng nhùng, luẩn quẩn cũ. Không thể ngừng, không thể thỏa hiệp. Rất nguy hiểm.

. Không thỏa hiệp nhưng chống tham nhũng có nên tập trung hơn vào người đứng đầu nơi xảy ra sai phạm, tạo điều kiện cho những người cấp dưới trót bị cuốn theo sai phạm thì sửa sai, đoạn tuyệt với động lực làm việc kiểu cũ?

+ Đây là cách làm, giải pháp cụ thể, cho việc cụ thể hoặc là chính sách phân hóa trong xử lý trách nhiệm. Nhưng về bản chất, vẫn phải lựa chọn một trong hai định hướng, quan điểm lớn mà tôi nêu trên.

Ưu tiên xử lý nghiêm người đứng đầu là đúng. Nhưng thay thế người đứng đầu là không đơn giản. Thay người đứng đầu trong cách làm nhân sự ở ta thường là trưởng đổ thì phó lên. Nhưng phó thì nhiều khi cũng là em của trưởng, chưa chắc đã thực sự tốt hơn. Rồi quy trình nhân sự nhiều bước từ thăm dò, giới thiệu đến bổ nhiệm cần nhiều thời gian theo dõi, đánh giá thì mới chính xác được.

Chứ còn bổ nhiệm nhanh cho sớm lấp chỗ trống người đứng đầu thì cũng rủi ro lắm. Vậy nên tạm để trống ghế bộ trưởng Bộ KH&CN, chủ tịch UBND TP Hà Nội là thế.

Quá trình vận động, phát triển của xã hội có lúc, có nơi phải trải qua những ách tắc như thế. Đủ chín, đủ nhận diện tình hình thì mới xử lý được, vượt qua được.

Hy vọng từ cải cách tiền lương

. Vậy có thể hiểu lựa chọn duy nhất là tiếp tục công cuộc chống tham nhũng, quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không thỏa hiệp nhưng đồng thời phải cải cách tiền lương?

+ Đúng vậy. Chúng ta chưa có một cuộc cải cách tiền lương thực sự. Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII năm 2018 ban hành Nghị quyết 27 mong muốn cải cách tiền lương, nhất là khu vực công nhưng cũng chưa triển khai được gì.

Có lẽ chúng ta còn nhiều khó khăn, nhất là vẫn tư tưởng ngân sách không đủ thì không chi, chi thì biết lấy tiền đâu. Tham nhũng, lãng phí mà ngăn chặn được có khi thừa sức chi thì lại không làm được. Rồi đội ngũ hưởng lương ngân sách nhiều quá, chưa thể cắt giảm biên chế, xã hội hóa một số lượng đủ lớn để giảm chi lấy nguồn cho cải cách tiền lương…

Nếu chống tham nhũng như thời gian qua là đột phá thì tôi rất hy vọng tới đây sẽ có đột phá về cải cách hệ thống công vụ, tài chính công và tiền lương.

. Xin cám ơn ông.

Cải cách tiền lương trễ hẹn

Nước ta đã trải qua bốn lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003. Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 27, tiếp tục đặt vấn đề cải cách tiền lương, nhất là với khu vực công. Theo đó, mục tiêu đề ra là:

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do khó khăn từ đại dịch COVID-19 gây ra, Nghị quyết 27 đến nay chưa được triển khai.

Xem thêm: lmth.397686tsop-nah-nagn-gnourt-gnat-oc-ed-gnuhn-maht-iov-peih-aoht-eht-gnohk/nv.olp

“Không thể thỏa hiệp với tham nhũng để có tăng trưởng ngắn hạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools