Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 5 đạt trên 55 tỷ USD (tăng trên 5% so với tháng trước). Trong bối cảnh các doanh nghiệp nhập khẩu ở các thị trường lớn của Việt Nam vẫn cắt giảm đơn hàng, đây là một kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên dù thương mại toàn cầu tăng chậm lại, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 đã tăng nhẹ so với tháng 4.
5 tháng qua, có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
"Các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đã trở lại bình thường, tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết.
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 5 đạt trên 55 tỷ USD (tăng trên 5% so với tháng trước). (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Các doanh nghiệp cho biết, không chỉ gạo hay rau quả, các mặt hàng như mì ăn liền, bún phở, gia vị xuất khẩu, cũng đang tăng trưởng 10 - 30%. Các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm nhiều tới sản phẩm của Việt Nam vì giá cả cạnh tranh và chất lượng được cải tiến.
Trái ngược với hàng thiết yếu, những mặt hàng lâu nay được coi là xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, gỗ, thủy sản tiếp tục có sự sụt giảm lớn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp cạn đơn hàng. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là từ sự co hẹp chi tiêu tại các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU.
"Nhiều yếu tố chủ quan mà Việt Nam có thể làm, đó là cắt giảm chi phí trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài việc giảm thuế, hoãn thuế phải nộp thì chúng ta có thể giảm các loại phí. Nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những thị trường mới", ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định.
Tận dung tốt những hiệp định thương mại tự do đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới cũng đang là một trong những trọng tâm được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tập trung triển khai; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới công ăn việc làm và thu ngân sách. Do đó, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được động lực sản xuất, xuất khẩu là một trong những trọng tâm để đảm bảo tăng trưởng của cả nền kinh tế trong thời gian tới.
VTV.vn - Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể xem như một gói hỗ trợ hiệu quả nhất và công bằng nhất cho DN.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13752740210603202-cas-iohk-ueih-uad-oc-uahk-pahn-taux/et-hnik/nv.vtv