vĐồng tin tức tài chính 365

Ung thư vú có thể được tầm soát hiệu quả qua xúc giác

2023-06-02 18:25
Ung thư vú có thể được tầm soát hiệu quả qua xúc giác - Ảnh 1.

Ritika Maurya tìm hiểu sự phát triển của ngực qua một mô hình xúc giác - Ảnh: PRITI SALIAN

Ritika Maurya, 23 tuổi, hiện đang là thực tập sinh cho công việc tầm soát ung thư vú bằng xúc giác (MTE) tại Enable India. Maurya mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt và chỉ nhìn thấy hình dạng của vật ở mắt còn lại.

Enable India là tổ chức về quyền cho người khuyết tật tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Tổ chức này có dự án đào tạo cho phụ nữ khiếm thị dùng xúc giác để tầm soát các khối u hay các thay đổi ở vú - những dấu hiệu cho thấy khả năng của bệnh ung thư vú.

Được phát minh bởi một bác sĩ phụ khoa người Đức, tiến sĩ Frank Hoffmann, phương pháp phát hiện ung thư vú bằng xúc giác được giới thiệu đến Ấn Độ vào năm 2017, sau đó phổ biến ra các nước Colombia, Mexico, Áo và Thụy Sĩ.

Tầm soát viên sẽ sử dụng băng dính có kèm chữ nổi để đo từng centimet vòng ngực. Mỗi lần kiểm tra kéo dài khoảng 30 - 40 phút, các kết quả thu được sẽ được giao lại cho một bác sĩ cho việc chẩn đoán.

Tiến sĩ Hoffman cho biết xúc giác có thể giúp tìm ra các khối u nhỏ từ 6 - 8mm, nhỏ hơn rất nhiều so với các khối u 10 - 22mm mà các bác sĩ có thể xác định bằng mắt.

Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ mù và người khuyết tật NAB Ấn Độ (NABCBW) ở Delhi, nơi giới thiệu phương pháp của tiến sĩ Hoffman, đã có một nghiên cứu cho thấy 78% trường hợp ung thư ác tính trên 1.338 phụ nữ đã được phát hiện bằng phương pháp xúc giác, và chỉ 1% bị bỏ sót.

Ung thư vú là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ở Ấn Độ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ, nhưng 60% trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn 3 hoặc 4 của bệnh, dẫn đến tỉ lệ sống sót giảm đáng kể.

Tiến sĩ Poovamma, bác sĩ phẫu thuật ung bướu tại Bệnh viện Cytecare, thành phố Bengaluru, đánh giá rằng phương pháp tầm soát ung thư vú bằng xúc giác sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình hiện tại ở Ấn Độ.

"Vì chưa có các chương trình sàng lọc nghiêm ngặt do chính phủ điều hành, việc khám sàng lọc ung thư vú định kỳ bằng phương pháp MTE ở các khu vực thành thị, nông thôn, và cả nơi làm việc - các nơi không thể tiếp cận với máy chụp quang tuyến vú và máy siêu âm có thể tạo ra tác động đáng kể ở Ấn Độ", bà nói thêm.

Đối với những người phụ nữ khiếm thị như Maurya, được trở thành một tầm soát viên ung thư là cơ hội rất hiếm.

Theo ước tính của NAB, có khoảng 15 triệu phụ nữ tại Ấn Độ khiếm thị nhưng chỉ có 5% trong số đó có cơ hội kiếm sống.

Tránh thai bằng nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vúTránh thai bằng nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

Tất cả biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết đều làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú, theo nghiên cứu mới đây.

Xem thêm: mth.74940146120603202-caig-cux-auq-auq-ueih-taos-mat-coud-eht-oc-uv-uht-gnu/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ung thư vú có thể được tầm soát hiệu quả qua xúc giác”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools