Theo các chuyên gia, nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của EU là quá trình dài đầy khó khăn. Tuy nhiên, Brussels ít nhất đã đạt được mục tiêu đầu tiên dưới hình thức từ chối dịch vụ của nhà cung cấp chủ chốt từ Nga trước đây.
Nhà bình luận Gabriel Gavin của tờ Politico cho rằng giờ đây Liên bang Nga và Tổng thống Vladimir Putin khó lòng gây áp lực với EU với cảnh báo về một cuộc "khủng hoảng năng lượng".
Quan điểm của vị chuyên gia nhấn mạnh vào việc châu Âu rời xa nhiên liệu của Nga có nghĩa là Moskva đã mất đi đòn bẩy hiệu quả nhất của mình đối với EU. Nhận xét này nhận được sự đồng tình không chỉ ở Liên minh châu Âu, mà còn trong cộng đồng chuyên gia.
"Sẽ không còn nhiệm vụ chính trị nào để EU tiếp tục mua khí đốt của Nga, ngay cả khi tình hình thay đổi. Không ai ngồi lại thương thảo và ký hợp đồng mới với Gazprom, dù cho số lượng cũng như chiết khấu đáng kể ra sao", ông Tom Marcek-Manser, trưởng bộ phận phân tích hàng hóa toàn cầu tại ICIS cho biết.
Ngoài ra giá nguyên liệu thô hiện đang ở mức cực kỳ thấp, đó là lý do tại sao như quan điểm của tác giả và một số chuyên gia trên thế giới, điều này có hại cho Moskva.
Chuyên gia Gavin cho rằng bất chấp việc châu Âu bước vào mùa Đông tới mà không có thâm hụt đáng kể với nguồn cung, nhưng một đợt lạnh kéo dài - hoặc thậm chí nhu cầu điều hòa không khí tăng mạnh vào mùa hè - có thể khiến giá tăng trở lại.
Bên cạnh đó, việc châu Âu rời xa dầu khí của Nga không phải là không gây đau đớn cho khối này: một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng nhất của EU đã bị suy giảm năng suất do giá khí đốt biến động.
Mặc dù vậy, điều này được dự báo sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhiều - Cựu lục địa đã học cách tồn tại mà không cần khí đốt từ Nga, và sẽ không có tình huống nào thay đổi được thực tế đó.
"Sự ra đi" của một lượng lớn nhiên liệu do Liên bang Nga cung cấp, được bán theo các hợp đồng dài hạn và ổn định rõ ràng gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu.
Lý do là bởi vì thị trường LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) là một ngành kinh doanh cạnh tranh toàn cầu, nhà cung cấp sẽ bán cho ai trả giá cao hơn. Tuy nhiên các nước EU vẫn không muốn quay trở lại quá khứ, tác giả tin tưởng.
Xem thêm: nhc.745301112206032881-agn-gnoul-gnan-ueiht-gnos-neuq-uad-tab-ad-ua-uahc/nv.fefac